Tìm hiểu về thông số dây curoa và cách chọn dây curoa

Dây curoa là một thành phần quan trọng được ứng dụng trong các máy móc và thiết bị công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc truyền động. Vậy dây curoa là gì? Cấu tạo dây curoa như thế nào? Có các loại dây curoa nào và thông số dây curoa ra sao? Và cách lựa chọn dây curoa thế nào cho phù hợp? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây. 

1. Dây curoa là gì?

- Dây curoa là gì? Dây curoa hay còn gọi là dây đai, dây đai truyền động là loại dây truyền động chất lượng cao được sử dụng để truyền tải lực và chuyển động từ bộ phận này đến bộ phận khác trong các máy móc và thiết bị điện công nghiệp.
- Dây curoa là dây có dạng một sợi liên tục, dài, có màu đen, được kết nối với puly bằng cách móc song song hoặc nối xoắn giữa các puly, đồng thời điều chỉnh tốc độ của vòng quay thông qua việc tăng hoặc giảm kích cỡ của puly. Dây curoa thường thấy trong các máy móc dân dụng như máy giặt hay ở các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,...
Dây curoa là gì?
Hình 1: Dây curoa là gì?

2. Cấu tạo dây curoa

Cấu tạo dây curoa là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Cấu tạo dây curoa bao gồm 3 bộ phận chính là: lớp lót, lớp bên trong và dây gia cường. Cụ thể như sau:
- Lớp bên trong: Lớp bên trong trong cấu tạo dây curoa đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải lực. Lớp trong của dây curoa thường được chế tạo từ cao su chất lượng cao, lớp bên trong của dây curoa phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về độ linh hoạt và độ mài mòn. Chất lượng của lớp bên trong của dây curoa quyết định đến độ bền và hiệu suất của dây curoa. Bộ phận này cũng cần phải chịu được nhiệt độ cao, chịu lạnh tốt cũng như chịu sự tiếp xúc liên tục với bánh đà động. 
- Lớp lót: Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo dây curoa. Lớp lót dây curoa thường được chế tạo từ sợi thủy tinh hoặc bằng vải, lớp này nằm bên trong của dây curoa, thường được bọc quanh một lớp cao su. Lớp lót trong dây curoa giúp tăng cường độ cứng cũng như độ bền của dây. Bên cạnh đó, đối với lớp lót làm từ sợi thủy tinh cũng cho khả năng chịu nhiệt và chịu mài mòn tốt. Đối với ứng dụng yêu cầu chịu nhiệt cao và độ mài mòn tốt thì lớp lót bằng sợi thủy tinh là một sự lựa chọn tốt. 
- Dây gia cường: Một số dây curoa có sử dụng thêm sợi gia cường, thường được chế tạo từ vật liệu thép, để tăng độ bền tổng thể cho dây curoa. Dây gia cường trong cấu tạo dây curoa giúp tăng cường độ cứng và khả năng chuyển động của dây curoa. Sợi dây thép gia cường thường được đặt bên trong lớp lót, giữ cho dây curoa duy trì hình dạng ban đầu và khả năng truyền động trong điều kiện có ứng suất cao.
Cấu tạo dây curoa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng dây curoa hoạt động hiệu quả và đáng tin cậy trong các ứng dụng công nghiệp.
Cấu tạo dây curoa
Hình 2: Cấu tạo dây curoa

3. Các loại dây curoa

Các loại dây curoa là một thành phần quan trọng trong việc truyền động trong các ứng dụng máy móc công nghiệp. Trên thị trường, có rất nhiều các loại dây curoa khác nhau. Dưới đây là các loại dây curoa phổ biến được sử dụng:
- Dây curoa thang (dây curoa bản V): Dây curoa thang hay còn gọi là dây curoa bản V là một trong các loại dây curoa được sử dụng phổ biến hiện nay, loại dây curoa này có dạng hình chữ V trên bề mặt tiếp xúc. Với cấu tạo này của dây curoa bản V sẽ tạo ra một góc tiếp xúc với bánh đà động. Dây curoa thang thường được sử dụng trong các ứng dụng truyền động đơn giản như máy công nghiệp, máy công nghiệp nhỏ hay các loại động cơ. Ưu điểm của dây curoa bản V là dễ dàng lắp đặt, hiệu suất hoạt động ổn định, tuy nhiên nhược điểm của loại dây này là có thể trượt khi ở tốc độ cao, đòi hỏi phải bảo dưỡng định kì để hoạt động tốt. 
==> Tham khảo ngay sản phẩm dây curoa bản V BANDO SPZ687 tại đây.
Dây curoa bản V
Hình 3: Dây curoa bản V
- Dây curoa răng (Timing belt): Dây curoa răng là dây curoa có cấu tạo bao gồm các răng nhỏ ở mặt bên trong. Loại dây curoa này giúp chính xác hóa truyền động và ngăn chặn hiện tượng trượt. Các loại dây curoa răng thường được sử dụng trong các yêu cầu đòi hỏi độ chính xác cao như trong máy tiện CNC, máy in và xe hơi.
Dây curoa răng
Hình 4: Dây curoa răng
- Dây curoa dẹt (Flat belts): Đây là loại dây curoa không có dạng hình chữ V hoặc răng, thay vào đó chúng có dạng bề mặt phẳng. Dây curoa dẹt thường được sử dụng trong các ứng dụng cần truyền động trơn tru như trong các băng truyền và máy cắt. Chúng có thể truyền động được lực lớn và ổn định trong môi trường khô ráo. Tuy nhiên, cần chú ý đến độ căng của dây để tránh bị đứt và trượt.
Dây curoa dẹt
Hình 5: Dây curoa dẹt

4. Các thông số dây curoa cần tính toán khi lựa chọn dây curoa

- Ngày nay, khi sử dụng dây curoa trong một thời gian dài nên các thông tin sản phẩm được in dây curoa bị mờ và không nhìn rõ được thông số dây curoa. Bên cạnh đó, với điều kiện làm việc của các máy móc nên không thể dừng lại để đo chu vi dây curoa hay đọc các thông số dây curoa được. Do đó, người làm kỹ thuật cần nắm được cách tính toán các thông số dây curoa để lựa chọn được loại dây curoa thích hợp.
- Cách tính chiều dài của dây curoa được xác định theo công thức
Tính toán thông số dây curoa
Trong đó:
+ L: là chiều dài của dây curoa
+ a: Khoảng cách giữa 2 tâm của 2 puly
+ d1: Đường kính của puly 1
+ d2: Đường kính của puly 2
Như vậy, trong trường hợp, người dùng không thể biết được kích thước của dây curoa hay các thông số dây curoa được in trên dây bị mờ hoặc do điều kiện làm việc không thể dừng máy được để kiểm tra thì người dùng có thể đo 3 thông số sau: khoảng cách giữa 2 tâm puly, kích thước puly 1, kích thước puly 2 và từ đó, người dùng có thể tính toán được chiều dài dây curoa. 
- Với kích thước của dây đai hay dây curoa tính toán được là đơn vị mm thì người dùng có thể quy ra kích thước dây curoa theo hệ inch bằng công thức: L(inch)=L(mm)/25,4
- Khi có được thông số chiều dài của dây curoa, người dùng cần đo thông số dây curoa là bề rộng của dây curoa để có thể biết được loại dây curoa đó là bản nào: bản A, bản B, bản C,...
- Từ việc xác định loại dây curoa đến chiều dài của dây curoa, người dùng có thể suy ra được model của dây curoa đó một cách dễ dàng. 
Mã model của các sản phẩm dây curoa thường có cấu trúc như sau:
- Với dây curoa bản V (dây curoa thang): cấu trúc tên model của loại dây này là: Series + chu vi của dây (theo hệ mét hoặc hệ inch)
- Với dây curoa răng: Bản rộng dây + tên series + chu vi dây. 

5. Ứng dụng của dây curoa

Qua các phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về dây curoa là gì? Cấu tạo dây curoa cũng như các loại dây curoa phổ biến và cách tính toán các thông số của dây curoa. Vậy dây curoa có ứng dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây. 
Các loại dây curoa có nhiều ứng dụng trong thực tế, một số ứng dụng của dây curoa có thể kể đến như:
- Trong lĩnh vực công nghiệp: Các loại dây curoa được ứng dụng trong các máy móc sản xuất, máy xúc, máy đào, máy ủi hạng nặng và trong chế biến và khai thác khoáng sản.
- Trong lĩnh vực đời sống: Các loại dây curoa được ứng dụng nhiều trong các phương tiện giao thông như ô tô và xe máy
- Trong sinh hoạt hàng ngày: Các loại dây curoa được sử dụng nhiều trong các máy giặt, máy xay,...
 
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về cấu tạo và các loại dây curoa cũng như các thông số dây curoa cần tính toán khi lựa chọn dây curoa và các ứng dụng của dây curoa. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn.
 3      27/07/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 936 985 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 3 -  Đã truy cập: 101.880.059
share