Kìm là gì? Các loại kìm phổ biến hiện nay và công dụng của chúng

Kìm là loại công cụ cầm tay rất đa dạng các loại mẫu mã và có nhiều công dụng khác nhau. Có rất nhiều các loại kìm khác nhau, mỗi loại kìm lại thực hiện được một hoặc nhiều công dụng khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bảo An tìm hiểu về kìm là gì? Cấu tạo của kìm như thế nào? Kìm có chức năng và công dụng gì? Và các loại kìm phổ biến hiện nay. 

1. Kìm là gì?

Kìm là gì? Kìm là một loại công cụ cầm tay có hình dáng gần giống với chiếc kéo. Các loại kìm được thiết kế theo nguyên lý đòn bẩy với điểm tựa nằm ở giữa. Kìn có phần lưỡi dày và có lực cắt rất lớn. Các chức năng chính của kìm là kẹp, giữ, bẻ, các chức năng này khác với chức năng của kéo. Ngoài ra chúng còn được dùng để uốn và nén các loại vật liệu.
Kìm là gì?
Kìm là gì?

2. Cấu tạo của kìm

Sau khi đã tìm hiểu kìm là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến cấu tạo của kìm. Nhìn chung, cấu tạo của kìm bao gồm 2 bộ phận chính đó là ngm (lưỡi kìm) và bộ phận tay cầm. Cụ thể như sau:
- Ngàm (lưỡi kìm): Bộ phận ngàm của các loại kìm thường dày và được chế tạo từ các hợp kim có thành phần chrome hoặc vanadium để có thể tăng thêm độ cứng, độ bền và chống ăn mòn.
Lưỡi kìm có rất nhiều các loại kích thước khác nhau nhằm phục vụ cho nhiều mục đích làm việc khác nhau và để cho phù hợp với loại vật liệu cần kẹp. Lưỡi kìm thường được thiết kế với các đường rãnh nhỏ với mục đích chống trơn trượt, đặc biệt là khi bạn cần thao tác với kim loại. Đối với những loại vật liệu đặc biệt như đồ trang sức hay các loại linh kiện điện tử thì lưỡi kìm thường được chế tạo từ các loại vật liệu mềm hơn như đồng thau, nhôm hoặc nhựa,...
- Bộ phận tay cầm: Tay cầm của các loại kìm thường được chế tạo từ thép để có độ bền cao, tạo ra lực kẹp lớn. Tay cầm của các loại kìm thường được bọc bởi một lớn nhựa được sơn hoặc sử dụng cao su để chống trượt. Tay cầm của kìm càng dài thì tạo ra lực kẹp càng mạnh. Đối với những tay cầm có thiết kế ngắn thì cần phải có đủ độ dày để thao tác được với những vị trí hẹp. Các loại kìm hiện đại hiện nay đã được tối ưu hơn về thiết kế với thiết kế cong cùng việc sử dụng các phụ kiện như lò xo trợ lực để giảm lực của tay khi sử dụng kìm.
Ngoài ra, trong cấu tạo của kìm còn có các bộ phận khác như: điểm xoay, hàm cắt, kẹp ống, đầu kẹp.
Cấu tạo của kìm
Cấu tạo của kìm

3. Công dụng và chức năng của kìm

Kìm có rất nhiều công dụng trong các ngành công nghiệp và trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là các công dụng của kìm:
- Cắt dây: Kìm cắt dây là một trong những loại kìm phổ biến nhất. Nó có thể cắt được nhiều loại dây khác nhau, từ dây kim loại đến dây điện, nhờ lưỡi cắt sắc bén. Loại kìm này thường được sử dụng trong ngành điện tử và xây dựng.
- Kẹp và giữ chặt vật liệu: Nhiều loại kìm được thiết kế để kẹp chặt hoặc giữ các vật liệu mà người dùng không thể dùng tay để thực hiện. Kìm giữ chặt thường có bề mặt răng cưa để tăng độ ma sát và đảm bảo rằng vật liệu không bị trượt ra ngoài.
- Xoắn và uốn dây: Một số loại kìm, như kìm mũi nhọn hoặc kìm uốn, được thiết kế để thao tác trên dây điện hoặc dây kim loại mỏng. Chúng có khả năng xoắn, uốn mà không làm đứt hay biến dạng vật liệu.
- Bẻ và tách vật liệu: Kìm còn có thể được sử dụng để bẻ hoặc tách các vật liệu như kim loại mỏng, nhựa, hoặc thậm chí là gỗ. Điều này đặc biệt hữu ích trong các công việc sửa chữa cơ khí hoặc xây dựng, khi cần điều chỉnh hoặc tháo rời các chi tiết.

4. Các loại kìm phổ biến hiện nay

Qua 3 phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về kìm là gì? Cấu tạo kìm cũng như các công dụng chính của kìm. Vậy có các loại kìm phổ biến nào hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.
Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều các loại kìm khác nhau với cấu tạo và công dụng khác nhau. Dưới đây là các loại kìm phổ biến nhất hiện nay.

4.1. Kìm bấm chết

Kìm bấm chết hay còn gọi là kìm chết là loại kìm có tác dụng dùng để kẹp hoặc giữ chặt vật cần kẹp. Kìm chết không thể sử dụng để vặn đai ốc hay siết bu lông vì khi vặn đai ốc hay bu lông nó sẽ làm vỡ hoặc hỏng đai ốc.
Kìm bấm chết có các loại phổ biến như sau: 
- Kìm bấm chết ngàm cong: Thường sử dụng để cố định các phôi tròn hoặc hình trụ, các phôi có góc cạnh. Kìm bấm chết có thể sử dùng để siết ốc với lực moment không quá lớn.
- Kìm chết ngàm kẹp số 8: Đây là loại kìm có ngàm cong hình số 8 với 2 khe hở có đường kính khác nhau. Cả 2 khoang ngàm đều có răng nên có khả năng bám phôi tốt.
- Kìm chết mỏ vịt: Loại kìm này làm bằng thép hợp kim cứng có mũi và răng kìm khỏe để giữ chặt chi tiết. Loại kìm này dùng để tháo lắp chi tiết tại nơi có diện tích chật hẹp.
Ngoài ra còn có các loại kìm chết khác như: kìm chết hình chữ C, kìm chết dây xích, kìm chết ngàm kẹp song song,...
Kìm bấm chết
Kìm bấm chết

4.2. Kìm nhọn

Kìm nhọn hay còn có tên gọi khác là kìm mỏ nhọn. Loại kìm này được chuyên dùng để kẹp, giữa hay quấn các vật dụng nhỏ như: băng keo, dây đồng bên trong những khu vực chật hẹp mà tay không thể thao tác được.
Kìm nhọn rất tiện lợi để thao tác quấn dây điện, dây thép, dây đồng,... Chúng được sử dụng phổ biến trong ngành điện, cơ khí và xây dựng.
==> Tham khảo thêm sản phẩm Kìm nhọn FUJIYA AR-125S hiện đang được phân phối ở Bảo An tại đây.
Kìm nhọn
Kìm nhọn

4.3. Kìm cắt

- Kìm cắt hay còn được biết đến với các chức năng dùng để cắt dây điện, cắt kim loại hoặc cắt đinh. Trên thực tế, các loại kìm cắt thường có nhiều công dụng như: bấm, cắt, tuốt vỏ dây hoặc uốn lõi dây đồng.
- Một số loại kìm cắt phổ biến có thể kể đến như sau:
+ Kìm cắt bên (kìm cắt đường chéo): Loại kìm này là kìm chuyên dụng cho việc cắt phổ biến nhất trong việc sửa chữa tại xí nghiệp, nhà máy. Loại kìm này chủ yếu để cắt dây điện và dây cáp điện. Kìm cắt bên còn có 1 số công dụng khác như cắt dây cáp và nhựa, cắt vít, tháo chốt mở hộp,...
+ Kìm cắt phẳng: Kìm cắt phẳng là dụng cụ có thể cắt thẳng một cách chính xác nhờ đường chéo thu nhỏ. Loại kìm này có lưỡi cắt được điều chỉnh chính xác. Chúng có thể cắt được trên các vật liệu mềm dẻo như: nhựa, đồng, nhôm, dây kim loại mềm,...
+ Kìm cắt cáp: Kìm cắt cáp có cấu tạo khác so với các loại kìm thông thường là: tay cầm kìm lớn và lưỡi kìm thường rất sắc bén. Lưỡi kìm cắt cáp thường được làm rất sắc và được chế tạo từ các vật liệu có khả năng chịu lực tốt. Chúng được dùng để cắt các loại dây đồng, thép, nhôm,...
Kìm cắt
Kìm cắt

4.4. Kìm tuốt dây

Kìm tuốt dây là loại kìm có công dụng chính là bóc, tách vỏ dây điện, cắt được các loại dây điện với lõi từ 0.2 đến 6mm. Ngoài ra, kìm tuốt dây điện có cấu tạo gồm 2 gọng kìm với độ bám lớn giúp cho các công việc sửa chữa điện trong gia đình trở nên được nhanh chóng hơn.
Kìm tuốt dây
Kìm tuốt dây
 
Trên đây là các loại kìm được sử dụng phổ biến hiện nay mà Bảo An đã giới thiệu cho các bạn. Ngoài ra còn có một số loại kìm khác như: kìm cộng lực, kìm đa năng, kìm càng cua, kìm răng, kìm mở phanh,...
 
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã đưa đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về kìm- một loại công cụ cầm tay được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Hy vọng các kiến thức bổ ích qua bài viết trên sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn. 
 17      25/10/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 8 -  Đã truy cập: 121.456.442
share