Panme là gì? Cấu tạo, ứng dụng, phân loại và cách sử dụng

Thước panme là dụng cụ đo được sử dụng rất phổ biến trong ngành cơ khí nói riêng và ngành kỹ thuật nói chung. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu panme là gì? Cấu tạo và công dụng của panme như thế nào? Và sử dụng panme như thế nào cho đúng cách? Bảo An Automation sẽ giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây. 

1. Panme là gì?

Panme là gì? Panme hay thước panme là thiết bị chuyên dùng với công dụng để đo kích thước đường kính của các chi tiết hay vật thể có dạng hình trụ, dạng lỗ hoặc hình ống hoặc đo độ dày, đo chiều sâu. Thước panme được ứng dụng nhiều trong các ngành cơ khí với mục đích để đo chính xác kích thước của vật thể. 
Thước panme là gì?
Thước panme là gì? 
 
Để hiểu thêm về panme là gì? Hãy cùng tham khảo ngay hình ảnh và thông số kỹ thuật của sản phẩm Panme đo ngoài cơ khí MITUTOYO 103-142-10 hiện được phân phối ở Bảo An tại đây

2. Cấu tạo của panme

Thước panme có cấu tạo khá đơn giản với các bộ phận chính như sau:
- Đầu đo tĩnh
- Đầu đo di động
- Vít hãm hoặc chốt khóa
- Thước chính và thước phụ
- Núm vặn hoặc tay xoay
- Đai ốc
Cấu tạo của panme
Cấu tạo của panme 

3. Các loại thước panme

Thước panme có nhiều loại khác nhau được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại panme phổ biến

a. Phân loại theo công dụng

Theo công dụng, thước panme sẽ bao gồm các loại chính như sau:
- Panme đo ngoài: Đây là loại thước panme thường được sử dụng để đo kích thước của các vật hình cầu hoặc đo kích thước các vật dạng hình trụ hoặc dạng khối
Panme đo ngoài
Panme đo ngoài
 
- Panme đo trong: Loại panme này thường được sử dụng để đo đường kính của các lỗ hoặc đo đường kình trong của vật thể.
Panme đo trong
Panme đo trong
 
- Panme đo chiều sâu: Loại thước panme này thường được sử dụng để đo độ sâu các đường rãnh hay các gối trục. 
Panme đo chiều sâu
Panme đo chiều sâu

b. Phân loại theo bước ren

- Thước panme có bước ren 1mm: Thước phụ của loại thước này có thang chia vòng ra thành 100 phần. Loại này cho ra kết quả đo có độ chính xác cao, có phần thân lớn, nặng nên rất ít được sử dụng.
- Thước panme có bước ren 0,5mm: Loại này có thước phụ có thang chia ra thành 50 phần. Loại thước panme này là loại thước được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

c. Phân loại theo kiểu hiển thị kết quả

- Panme đo cơ khí: Loại panme này cho ra kết quả đo bằng các vạch và số trên thước đo. Loại thước này đòi hỏi người sử dụng cần phải biết cách đọc mới có thể xem được kết quả một cách chính xác.
- Panme điện tử: Loại panme này cho ra kết quả được hiển thị trực tiếp trên màn hình điện tử. Việc sử dụng loại thước này cho ra kết quả đo một cách nhanh chóng và chính xác.
- Panme đồng hồ: Khác với hai loại panme nói trên, loại panme đồng hồ này được tích hợp với mặt đồng hồ hiển thị kim để đọc kết quả đo. Loại panme này khó đọc kết quả hơn loại panme điện tử. Ưu điểm của loại panme này là phạm vi đo rộng, độ chính xác của panme tương đối cao, dễ sử dụng.
Panme đồng hồ
Panme đồng hồ

4. Hướng dẫn cách sử dụng panme

Qua 3 phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về panme là gì? Cấu tạo cũng như các loại panme phổ biến hiện nay. Vậy sử dụng panme như thế nào cho đúng cách? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong phần dưới đây. 
Cách sử dụng panme bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra độ chính xác của thiết bị trước khi tiến hành đo
+ Kiểm tra bề mặt ngoài của thước: Cần phải kiểm tra thước panme xem có bị mòn hay bị sứt mẻ không, nếu như đầu đo của panme bị mòn hay bị sứt mẻ thì sẽ cho ra kết quả đo không chính xác.
+ Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, tránh trường hợp bị bụi bẩn bám vào.
+ Kiểm tra điểm "0": Trước khi tiến hành đo bằng thước panme, người dùng cần phải kiểm tra vị trí của điểm "0". Nếu như điểm "0" bị lệch thì sẽ cho ra kết quả đo không chính xác.
- Bước 2: Tiến hành đo bằng thước panme
+ Kiểm tra lại một lần nữa xem panme đã được chỉnh chính xác chưa
+ Nới lỏng chốt kẹp, vặn nút vặn để đầu đo di động có kích thước lớn hơn kích thước của vật cần đo.
+ Áp đầu đo sát vào mặt chuẩn cần đo, sau đó ta vặn nút vặn để đầu đo di động di chuyển cho đến khi đầu đo di động chạm vào bề mặt của vật cần đo
+ Giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với đường trục của vật cần đo. 
+ Trường hợp cần phải lấy panme ra khỏi vị trí cần đo thì phải vặn vít hãm để giữ chặt đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật cần đo.
+ Trong khi đo thì dựa vào mép thước động ta đọc được giá trị "mm" và nửa "mm" của kích thước trên thước chính.
+  Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính, ta đọc được phần trăm "mm" trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01mm)

5. Ứng dụng của panme

Một số ứng dụng của panme trong thực tế có thể kể đến như sau:
- Dùng để đo kích thước phanh đĩa, trục khuỷu, kích thước xi lanh, lỗ khoan,...
- Dùng để đo vật thể có kích thước nhỏ với độ chính xác cao
- Khi đo bằng thước panme, vật sẽ không chịu tác dụng của lực như khi sử dụng thước cặp
- Sử dụng khi cần đo kích thước của vật với độ chính xác cao
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về thước panme là gì? Cấu tạo, phân loại cũng như cách sử dụng thước panme và một số ứng dụng của thước panme trong thực tế. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 
 18      28/08/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79
Hotline: (+84) 936 985 256 (Miền Bắc)
Hotline: (+84) 936 862 799 (Miền Nam)
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 9 -  Đã truy cập: 117.239.326
share