Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng phổ biến trong điều khiển tự động. Chúng có vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian được đặt trước. Vậy rơ le thời gian là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như các ứng dụng của rơ le thời gian là gì? Hãy cùng
Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Rơ le thời gian là gì?
Rơ le thời gian là gì? Rơ le thời gian (Timer Relay) hay còn được gọi là bộ đặt thời gian, là một khí cụ điện quan trọng trong việc điều khiển các thiết bị điện tử. Thường được sử dụng để tắt các thiết bị khi chúng không cần thiết hoạt động, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ các thiết bị khỏi hư hỏng do sử dụng quá lâu. Thời gian chuyển mạch của rơ le thời gian phụ thuộc vào những yêu cầu của hệ thống và có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, các rơ le thời gian còn có khả năng tạo ra tín hiệu âm thanh, hình ảnh theo chu kỳ định sẵn, giúp cho việc quản lý và kiểm soát các thiết bị điện tử trở nên dễ dàng hơn.
Hình 1: Rơ le thời gian là gì?
Để hiểu thêm về rơ le thời gian là gì? Hãy tham khảo ngay hình ảnh và thông số kỹ thuật của sản phẩm Bộ định thời AUTONICS LE3S 24-240VAC/DC, 3 số, 8 chân tròn hiện đang được phân phối ở Bảo An
tại đây.
2. Cấu tạo của rơ le thời gian
Rơ le thời gian có cấu tạo đơn giản với các bộ phận chính như sau: Cuộn cảm, cơ cấu chuyển động, hệ thống tiếp điểm, bộ điều chỉnh thười gian, vỏ bảo vệ.
- Cuộn cảm (Coil): Cuộn cảm là thành phần chứa dây dẫn điện và được kết nối với nguồn điện. Khi nguồn điện được cấp vào, năng lượng từ cuộn cảm sẽ tạo ra một từ trường để điều khiển hoạt động của rơ le.
- Cơ cấu chuyển động (Mechanical mechanism): Cơ cấu chuyển động là thành phần chịu trách nhiệm biến đổi năng lượng từ cuộn cảm thành chuyển động vật lý. Nó bao gồm một hệ thống búa hoặc càng cua và các khóa để điều khiển các tiếp điểm của rơ le.
- Hệ thống tiếp điểm (Contacts): Tiếp điểm là các bộ phận dẫn điện hoặc ngắt mạch, có thể đóng hoặc ngắt mạch khi rơ le hoạt động. Có hai loại tiếp điểm chính:
+ Tiếp điểm thường mở (Normally open - NO): Khi rơ le hoạt động, tiếp điểm NO sẽ đóng mạch, cho phép dòng điện chạy qua.
+ Tiếp điểm thường đóng (Normally close - NC): Khi rơ le hoạt động, tiếp điểm NC sẽ mở mạch, ngắt dòng điện đi qua.
- Bộ điều chỉnh thời gian (Timing adjustment mechanism): Một số rơ le thời gian được trang bị bộ điều chỉnh thời gian để điều chỉnh thời gian để người dùng có thể thiết lập thời gian hoạt động và thời gian ngưng hoạt động của rơ le theo ý muốn. Bộ điều chỉnh thời gian này có thể được điều chỉnh thông qua các công tắc hoặc núm xoay.
- Vỏ bảo vệ (Enclosure): Rơ le thời gian thường được đặt trong một vỏ bảo vệ để bảo vệ các thành phần bên trong khỏi bụi, nước và các tác động vật lý.
3.Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian
a. Rơ le thời gian ON DELAY
- Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơ le thời gian ON DELAY, các tiếp điểm tức thời sẽ chuyển đổi trạng thái ngay lập tức (thường đóng mở ra, thường mở đóng lại), các tiếp điểm định thời không đổi. Sau khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm tác động định thời sẽ chuyển trạng thái và duy trì trạng thái này.
- Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tức thời trở về trạng thái ban đầu.
Hình 2: Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON DELAY
Hình 3: Ký hiệu rơ le thời gian ON DELAY
b. Rơ le thời gian OFF DELAY
- Khi cấp nguồn vào cuộn dây của rơ le thời gian OFF DELAY, các tiếp điểm tác động tức thời và duy trì trạng thái này.
- Khi ngưng cáp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm tác động tức thời sẽ trở về trạng thái ban đầu, nhưng tiếp điểm định thời vẫn giữ nguyên trạng thái.
- Tiếp sau đó một khoảng thời gian đã định trước, các tiếp điểm định thời sẽ quay về trạng thái ban đầu.
Hình 4: Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF DELAY
Hình 5: Ký hiệu rơ le thời gian OFF DELAY
4. Ứng dụng của rơ le thời gian
Qua các phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về rơ le thời gian là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian. Vậy rơ le thời gian có những ứng dụng gì trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Hãy tìm hiểu trong phần dưới đây.
Rơ le thời gian có một số ứng dụng trong ngành công nghiệp cũng như trong đời sống như:
- Ứng dụng trong các tòa nhà: Rơ le thời gian giúp kiểm soát hệ thống chiếu sáng, cửa tự động, rào chắn bãi đậu xe,..
- Sử dụng trong hệ thống nước: Rơ le thời gian có thể điều khiển máy bơm và hệ thống tưới tiêu hay hệ thống nước tập trung.
- Ứng dụng trong việc cảnh báo: Rơ le thời gian còn được sử dụng để kịch hoạt cảnh báo trong những trường hợp phát hiện lỗi.
- Trong hệ thống động cơ điện ô tô: Rơ le thời gian có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đóng ngắt mạch điều khiển điện, giúp bảo vệ và điều khiển hoạt động mạch động lực.
- Ứng dụng trong ngành điện: Rơ le thời gian được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khỏi tác động của điện áp, dòng điện và các hiện tượng điện học khác.
- Trong ngành tự động hóa: Rơ le thời gian được sử dụng để kiểm soát các động cơ và thiết bị tự động khác, giúp tăng độ chính xác và hiệu quả của hệ thống.
- Rơ le thời gian được sử dụng trong việc điều khiển để điều khiển các thiết bị như đèn, quạt, máy sưởi và các hệ thống điều hòa không khí.
- Trong công nghiệp: Rơ le thời gian được sử dụng trong các quá trình sản xuất để đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời gian và độ chính xác.
- Trong y tế: Rơ le thời gian được sử dụng để kiểm soát các thiết bị trong y tế, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời gian và độ chính xác.
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã cung cấp tới các bạn các kiến thức cơ bản về rơ le thời gian, cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như một số ứng dụng của rơ le thời gian trong công nghiệp và đời sống. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn.