Tìm hiểu những sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp nhất hiện nay

Mũ bảo hộ lao động là một trong những thiết bị bảo hộ cá nhân thường được dùng cho người lao động khi làm việc trong các công trường, nhằm giảm thiểu những rủi ro không đáng có xảy ra khi làm việc, giúp bảo vệ phần đầu một cách an toàn nhất. Vậy mũ bảo hộ lao động là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Tại sao phải sử dụng mũ bảo hộ lao động? Và có những sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp nào hiện nay? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  

1. Mũ bảo hộ lao động là gì?

Mũ bảo hộ lao động là một loại thiết bị bảo hộ được thiết kế với công dụng chính để bảo vệ phần đầu của người lao động khỏi các tác động nguy hiểm trong môi trường làm việc. Mũ bảo hộ lao động thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác mỏ, các công trường xây dựng. Mũ bảo hộ lao động thường có cấu trúc bền chắc, được chế tạo chất liệu chịu va đập tốt, và có khả năng chịu được các tác động từ các vật thể rơi từ trên cao. Mũ bảo hộ cũng thường được trang bị các phụ kiện như dây quai mũ để giữ cố định mũ bảo hộ.
Mũ bảo hộ lao động là gì?
Hình 1: Mũ bảo hộ lao động là gì?

2, Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động

Mũ bảo hộ lao động có cấu tạo bao gồm các bộ phận chính như sau: 
- Vỏ mũ: Vỏ bên ngoài của mũ bảo hộ thường được làm từ chất liệu nhựa cứng có độ bền cao như polycarbonate, nhựa ABS hay HDPE. Vỏ ngoài có chức năng chịu va đập và bảo vệ đầu khỏi các tác động từ vật rơi từ trên cao.
- Vành mũ: Phần vành mũ có vai trò bảo vệ phần mặt của người lao động khỏi ánh sáng mặt trời, mưa, lạnh và các tác động từ trên cao. Vành mũ thường được đúc sẵn hoặc có thể điều chỉnh được góc nghiêng.
- Quai đeo và đai mũ: Mũ bảo hộ lao động có quai đeo để giữ mũ ổn định trên đầu của người đội. Quai đeo thường được làm từ chất liệu nhựa hoặc sợi vải có độ bền cao. Ngoài ra, mũ cũng có thể dây đai để điều chỉnh kích thước phù hợp với đầu của người đội.
- Lớp đệm lót bên trong mũ: Phần bên trong mũ thường có một lớp đệm bảo vệ, thường làm từ vật liệu xốp hoặc nhựa EVA (Ethylene Vinyl Acetate), giúp tăng cường sự thoải mái và giảm lực tác động lên phần đầu của người sử dụng.
Ngoài ra, một số loại mũ bảo hộ lao động có thêm phụ kiện như chụp tai, mặt che hoặc mặt nón để bảo vệ cổ, tai và mặt của người đội mũ khỏi các nguy hiểm khác nhau trong môi trường làm việc.
Cấu tạo chi tiết của mũ bảo hộ lao động có thể khác nhau tùy thuộc vào từng loại mũ và nhà sản xuất. Điều quan trọng là mũ phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và được sử dụng đúng cách để đảm bảo hiệu quả bảo vệ phần đầu của người lao động
Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động
Hình 2: Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động

3, Tại sao phải sử dụng mũ bảo hộ lao động?

Ở hai phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về mũ bảo hộ lao động là gì? Và các bộ phận chính của mũ bảo hộ lao động. Vậy tại sao cần phải sử dụng mũ bảo hộ lao động? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây. 
- Mũ bảo hộ lao động được thiết kế với chức năng bảo vệ đầu của người lao động khỏi các rủi ro tai nạn trong quá trình làm việc. Chúng giúp bảo vệ phần đầu khỏi những tổn thương hay thương tích do bị các vật thể ở trên cao rơi vào.
- Bảo vệ khỏi các rủi ro về điện: Trong một số ngành công nghiệp, mũ bảo hộ lao động có thể được làm từ các vật liệu cách điện để bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro về điện
- Tuân thủ quy định và quy tắc an toàn: Sử dụng mũ bảo hộ lao động là một yêu cầu bắt buộc trong nhiều quy định và quy tắc an toàn lao động.
Tóm lại, sử dụng mũ bảo hộ lao động là một biện pháp cần thiết để bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ và tai nạn trong môi trường làm việc. Chúng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe của người lao động và giảm thiểu nguy cơ chấn thương nghiêm trọng.

4, Cách chọn mũ bảo hộ lao động

Khi chọn mũ bảo hộ lao động, bạn nên xem xét các tiêu chí sau đây để chọn được sản phẩm mũ bảo hộ phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của công việc:
- Loại mũ bảo hộ: Có nhiều loại mũ bảo hộ lao động như mũ bảo hộ cứng, mũ bảo hộ mềm, mũ bảo hộ có mặt nón, mũ bảo hộ có chụp tai, và mũ bảo hộ có mặt che mặt. Cần xác định loại mũ phù hợp với công việc và nguy cơ có thể gặp phải trong quá trình làm việc. 
- Chất liệu: Chọn mũ bảo hộ được làm từ chất liệu chịu được va đập và có độ bền cao như polycarbonate, ABS hay HDPE. Cần phải đảm bảo rằng chất liệu mũ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn liên quan.
- Kích thước mũ và khả năng điều chỉnh của mũ: Mũ bảo hộ phải có kích thước phù hợp với đầu của bạn. Ta nên chọn loại mũ có kích thước vừa vặn với đầu của mình. Kiểm tra xem mũ có hệ thống dây đai và cơ chế điều chỉnh kích thước để tùy chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Lớp đệm bảo vệ và khả năng thoáng khí: Mũ bảo hộ nên có lớp đệm bảo vệ nhằm tăng sự thoải mái và giảm thiểu lực va đập. Đồng thời, cần xem xét việc mũ có các lỗ thông gió trên đỉnh mũ để giúp thông gió và giảm nhiệt độ trong mũ khi làm việc.
- Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn: Đảm bảo rằng mũ bảo hộ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn như ANSI Z89.1 (ở Hoa Kỳ) hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương. Các tiêu chuẩn này đảm bảo rằng mũ đáp ứng các yêu cầu an toàn cần thiết.
Việc chọn mũ bảo hộ lao động là một phần quan trọng của việc đảm bảo an toàn và sức khỏe trong môi trường làm việc. Hãy đảm bảo tuân thủ và sử dụng mũ đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tối đa.

5. Các loại mũ bảo hộ cao cấp nhất hiện nay

a. Mũ bảo hộ 3M dòng Uvicator H-700 không có lỗ thông gió

- Dòng sản phẩm mũ bảo hộ 3M Uvicator H-700 không có lỗ thông gió là một trong những dòng sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp của hãng 3M. Mũ được làm bằng vật liệu nhựa HDPE - là loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất để làm mũ bảo hộ. Vật liệu có khả năng kháng hoá chất và chống va đập tốt. Mũ bảo hộ 3M dòng Uvicator H-700 đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ đầu ANSI/ISEA Z89.1-2009, được sản xuất với độ hoàn thiện cao. Ngoài ra sản phẩm còn cho khả năng chống chịu nhiệt, chống ăn mòn, giúp bảo vệ cho người dùng tránh được các rủi ro trong quá trình lao động. Mũ được thiết kế có núm vặn để điểu chỉnh kích thước phù hợp với đầu. Mũ bảo hộ dòng Uvicator H-700 được ứng dụng trong các ngành dầu khí, xây dựng, các ngành công nghiệp,...
==> Tham khảo các sản phẩm mũ bảo hộ dòng Uvicator H-700 không có lỗ thông gió tại đây
==> Xem ngay hình ảnh và thông số kỹ thuật của sản phẩm mũ cứng (không có thông gió trên mũ) 3M H-702R được phân phối ở Bảo An tại website baa.vn.
Mũ bảo hộ 3M dòng Uvicator H-700 không có lỗ thông gió
Hình 3: Mũ bảo hộ 3M dòng Uvicator H-700 không có lỗ thông gió

b. Mũ bảo hộ lao động Proguard HG2

Mũ bảo hộ lao động Proguard HG2 là một trong những dòng mũ bảo hộ cao cấp được sử dụng cho các kỹ sư, công nhận làm việc trên công trình. Mũ được làm từ chất liệu nhựa ABS - là loại nhựa phổ biến thứ hai sau nhựa HDPE trong chế tạo mũ bảo hộ lao động. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu CE EN 397. Phần quai mũ được chế tạo từ vật liệu vải có khả năng co dãn. Phần đai mũ bao gồm 6 đai có thể tháo lắp dễ dàng để làm vệ sinh và thay thế sau một thời gian dài mà không phải thay mũ. Mũ được thiết kế với núm vặn giúp có thể điều chỉnh được kích thước phù hợp với đầu. Ngoài ra, mũ còn được thiết kế với các lỗ thông khí, tạo cảm giác thoải mái khi làm việc trong thời gian dài. Mũ được ứng dụng trong các công trường xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất, khai thác hầm mỏ, dầu khí, hóa chất,...
Mũ bảo hộ lao động Proguard HG2
Hình 4: Mũ bảo hộ lao động Proguard HG2

c.  Mũ bảo hộ Sseda I

Mũ bảo hộ Sseda I là một trong những sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp đến từ Hàn Quốc. Mũ được làm từ chất liệu nhựa ABS tổng hợp, có độ bền cao. Mũ giúp hạn chế tối đa các tốn thương do các vật nặng, vật nhọn vô tình rơi trúng đầu. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn Hàn Quốc như tiêu chuẩn KOSHA, tiêu chuẩn Mỹ ANSI Z89.1-2003, tiêu chuẩn Châu Âu EN397:1995 A1:2000. Sản phẩm được thiết kế với núm vặn giúp điều chỉnh kích thước sao cho vừa vặn với đầu. Ngoài ra, mũ cho khả năng cách điện lên đến 2,2kV, bên trong mũ có miếng xốp có khả năng giảm thiểu tối đa lực tác động. Mũ được sử dụng trong các ngành xây dựng, cơ khí, gỗ, xi măng, sản xuất,...
Mũ bảo hộ Sseda I
Hình 5: Mũ bảo hộ Sseda I

d. Mũ bảo hộ Bullard S51

Mũ bảo hộ cao cấp Bullard S51 được làm từ làm từ chất liệu nhựa nhiệt dẻo HDPE có độ bền cao, chống va đập tốt. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn ANSI/ISEA Z89.1, CSA Z94.1, EN 397. Thiết kế phía trên mũ có 3 đường gân chịu được lực tác động mạnh, thiết kế vành rộng che mưa tốt nhưng vẫn đảm bảo được tầm nhìn cho người sử dụng, đỉnh mũ có lỗ thông khí, đệm trán được làm từ nhựa Vinyl không thấm nước. Sử dụng kết hợp với nút tai, chụp tai, mắt kính bảo hộ dễ dàng. Mũ được ứng dụng trong các công trình xây dựng, cầu đường, nhà máy, xí nghiệp, khai thác mỏ,...
Mũ bảo hộ Bullard S51
Hình 6: Mũ bảo hộ Bullard S51
 
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về mũ bảo hộ lao động là gì? Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động và các sản phẩm mũ bảo hộ cao cấp nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 
 21      10/05/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 7 -  Đã truy cập: 121.478.515
share