Tổng quan rơ le nhiệt là gì? Công dụng của rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là một thiết bị bảo vệ mạch điện động cơ vô cùng quen thuộc. Cùng Bảo An Automation tìm hiểu rơ le nhiệt là gì? Công dụng của rơ le nhiệt trong hệ thống điện trong bài viết sau đây:

Rơ le nhiệt là gì?
Hình 1: Rơ le nhiệt

1. Rơ le nhiệt là gì?

Rơ le nhiệt là gì? Rơ le nhiệt là khí cụ điện thường được sử dùng kèm với Contactor để đóng cắt động cơ điện. Rơ le nhiệt có chức năng bảo vệ động cơ điện khi xảy ra tình trạng quá tải dòng điện. Quá tải là tình trạng dòng điện tăng lên vượt ngưỡng cho phép khi đó Rơ le nhiệt có nhiệm vụ ngắt nguồn điện cung cấp cho động cơ giúp hạn chế tình trạng chảy, nổ động cơ. Khí cụ điện này được ứng dụng trong đa dạng các hệ thống điện khác nhau từ dân dụng đến công nghiệp. Trong hệ thống điện, rơ le nhiệt đóng vai trò bảo vệ quá tải giúp cho các thiết bị điện và hệ thống điện được hoạt động ổn định.

Khởi động từ và rơ le nhiệt là một bộ đôi thiết bị bảo vệ chắc chắn cho toàn bộ mạng lưới điện của hệ thống.

Các hãng rơ le nhiệt đang được Bảo An đang cung cấp: Rơ le nhiệt Schneider, rơ le nhiệt LS,...

2. Cấu tạo của rơ le nhiệt

Cấu tạo rơ le nhiệt
Hình 2: Cấu tạo rơ le nhiệt

Cấu tạo của rơ le nhiệt bao gồm:
- Đòn bẩy.
- Tiếp điểm thường đóng (NC).
- Tiếp điểm thường mở (NO).
- Vít chỉnh dòng điện tác động.
- Thanh lưỡng kim.
- Dây đốt nóng.
- Cần gạt.
- Nút phục hồi (Reset).
Cấu tạo của rơ le nhiệt cũng không quá phức tạp và cách sử dụng cũng rất đơn giản. Trong công nghiệp, rơ le nhiệt thường được lắp đặt chung với khởi động từ (Contactor).

3. Ý nghĩa của những ký hiệu rơ le nhiệt

Ký hiệu rơ le nhiệt phổ biến đó là: NO, NC và COM.
+ COM (common): Là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của Relay.
+ NC (Normally Closed): Nghĩa là khi Relay ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này. Tổ hợp chân COM + NC tạo thành tiếp điểm thường đóng
+ NO (Normally Open): Khi Relay ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được nối với chân này. Tổ hợp chân COM + NO tạo thành tiếp điểm thườngmở

Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi Relay ở trạng thái OFF. Và khi Relay ON thì dòng này bị ngắt. Ngược lại thì nối COM và NO.

4. Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là gì? Như tên gọi của nó, rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo của rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm giúp thiết bị hoạt động được hiệu quả nhất. Phiến kim loại kép này được ghép từ 2 thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau.

Thông thường thì thanh kim loại sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ 2 thường được làm bằng đồng thau hoặc thép crom – niken. Bởi vì chỉ số giãn nở của nó lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

Thanh lưỡng kim bị uốn cong do nhiệt độ của dòng điện tăng cao vượt ngưỡng sẽ tác động lên các cơ cấu cơ khí chuyển động khác như đòn bẩy, cần gạt để thay đổi trạng thái của tiếp điểm NO/NC của Rơ le nhiệt. Người kỹ thuật sẽ tận dụng sự thay đổi trạng thái của tiếp điểm để đưa ra các tín hiệu điều khiển cảnh báo khi sự cố quá tải xảy ra như: ngắt nguồn điện, báo đèn, còi cảnh báo...

5. Công dụng của rơ le nhiệt

Nhờ sự chênh lệch biến thiên nhiệt độ của thanh lưỡng kim - gồm 2 miếng kim loại có cấu tạo vật chất khác nha mà công dụng của  rơ le nhiệt là giúp mạch điện đóng ngắt tự động, thiết bị dùng điện luôn được bảo vệ an toàn trong mọi sự cố.
- Tự động ngắt điện khi vượt mức nhiệt và máy có dấu hiệu quá tải điện.
- Giúp cách ly các mạch điện quá tải hoặc mạch được cấp dòng điện AC ra khỏi mạch điện DC
- Rơ le nhiệt giúp chuyển đổi mạch nhiều dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau bởi nó sử dụng một tín hiệu để điều khiển một cách hiệu quả.
- Giúp giám sát đối với toàn bộ hệ thống thiết bị điện công nghiệp, vì thế có thể bảo vệ con người trong khi làm việc mà gặp sự cố.
Ngoài ra, tác dụng của rơ le nhiệt là giúp bảo vệ động cơ của các thiết bị điện trong nhà như lò nướng, tủ lạnh, bàn là,... để chúng hoạt động một cách hiệu quả trong khi quá tải và tránh quá tải.
Tham khảo ngay thông số kỹ thuật và giá bán của rơ le nhiệt rơ le nhiệt LS MT-32/3H 2.1 tại đây

6. Phân loại rơ le nhiệt

Dựa vào hệ thống lắp đặt thì có thể chia là 2 loại là: Relay nhiệt 1 pha và Relay nhiệt 3 pha

- Relay nhiệt 1 pha (Rơ le bảo vệ dòng 1 pha)
Relay 1 pha nhiệt là loại chuyên sử dụng cho các dòng điện có động cơ 1pha-220v. Hầu như tất cả các thiết bị điện trong căn hộ, nhà ở đều có thể dùng rơ le nhiệt 1 pha này. Nó thực hiện chức năng giám sát tất cả những hoạt động có sử dụng điện trong gia đình, từ đó ngăn chặn hiệu quả những rủi ro có thể gây ra khiến cháy nổ động cơ bên trong, ảnh hưởng sức khỏe, an toàn cho con người.

Rơ le nhiệt 1 pha

Hình 3: Rơ le nhiệt 1 pha

- Relay nhiệt 3 pha (Rơ le bảo vệ dòng 3 pha)
Relay 3 pha là loại được các hãng sản xuất để dùng cho những thiết bị điện 3 pha hay các máy móc có công suất lớn, thông thường từ 3Kw trở lên. Thường thì loại này hay dùng cho các thiết bị phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Nếu có sự cố xảy ra thì rơle nhiệt sẽ thực hiện chức năng: tách nguồn điện lực ra khỏi động cơ. Từ đó, những sự cố ngoài ý muốn có thể gây ảnh hưởng.

Rơ le nhiệt 3 pha
Hình 4: Rơ le nhiệt 3 pha

Theo chức năng thì có các loại rơ le nhiệt sau: Rơ le nhiệt nồi cơm điện, Rơ le nhiệt bình nóng lạnh, Rơ le nhiệt máy bơm nước, Rơle nhiệt bàn là

7. Cách chọn rơ le nhiệt

Phần trên của bài viết chúng ta đã tìm hiểu rơ le nhiệt là gì? Công dụng của rơ le nhiệt trong hệ thống điện. Nhưng để lựa chọn rơ le nhiệt vào trong ứng dụng của mình thì cần lưu ý như sau: 

Cách chọn rơ le nhiệt

Việc lựa chọn rơ le nhiệt rất quan trọng, bởi trên thực tế thì đặc tính cơ bản nhất của rơ le nhiệt đó là mối quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và thời gian tác động của nó. Từ đó, để đảm bảo được chất lượng và tuổi thọ hoạt động của rơ le nhiệt thì khi lựa chọn rơ le nhiệt thì các bạn cần có những lưu ý về thông số kĩ thuật để có thể lựa chọn được rơ le nhiệt tốt nhất.

Khi lựa chọn rơ le nhiệt cần lưu ý được đặc tính A – s của rơ le gần sát đường đặc tính A – s của các đối tượng bảo vệ. Nếu chọn thấp quá thì động cơ chưa hoạt động hết công suất có thể đã bị ngắt, chọn quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện cần được bảo vệ.

Trên thực tế khi lựa chọn loại dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần được bảo vệ là tốt nhất. bên cạnh đó các vấn đề về các phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh cũng cần được cân nhắc, tính toán kĩ lưỡng nhất. 

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, rơ le sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3)Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.

Cách chọn rơ le nhiệt

Ngoài ra, do rơ le nhiệt thường được lắp cùng contactor nên cần quan tâm khả năng kết nối/tương thích của hai thiết bị.

Kết luận: Là một thiết bị bảo vệ mạch điện, rơ le nhiệt là thiết bị phổ biến được sử dụng trong cả dâ dụng và công nghiệp. Bài viết trên đây Bảo An chia sẻ đến bạn rơ le nhiệt là gì? Và công dụng của rơ le nhiệt trong hệ thống điện. Hi vọng, bài viết hữu ích với bạn.

 1015      31/08/2023

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Địa chỉ: Số 3A Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 1: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng 2: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 2253 79 78 79, Hotline: (+84) 936 985 256
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 6 -  Đã truy cập: 95.844.809
share