Máy bơm chìm là một dòng bơm có cơ chế hoạt động rất đặc biệt do loại bơm này được thả chìm hoàn toàn trong nước. Bơm chìm được ứng dụng trong hầu hết các ứng dụng của đời sống sinh hoạt hàng ngày hay trong lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt, bơm chìm còn được ứng dụng để hỗ trợ bơm nước giúp giải quyết các tình trạng ngập lụt cục bộ do mưa bão hoặc triều cường,... Vậy
bơm chìm là gì? Cấu tạo bơm chìm như thế nào? Nguyên lý hoạt động của bơm chìm ra sao? Có các loại bơm chìm nào? Và các ứng dụng của bơm chìm trong thực tế là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của
Bảo An.
1. Bơm chìm là gì?
- Bơm chìm là gì? Bơm chìm, hay còn được gọi là
máy bơm chìm, tên trong tiếng Anh là Submersible Pump. Đây là một loại bơm được thiết kế với cấu tạo đặc biệt, có phần thân là khoang chứa dầu nhằm ngăn cách không cho nước xâm nhập vào động cơ của bơm khi bơm được đặt chìm hoàn toàn trong nước.
- Các loại máy bơm chìm chủ yếu được sử dụng động cơ điện để hoạt động, đáp ứng được các nhu cầu sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và trong các lĩnh vực công nghiệp.
Bơm chìm là gì?
Để hiểu thêm về bơm chìm là gì? Mời bạn tham khảo hình ảnh cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm Bơm chìm nước thải cánh xoáy PENTAX DX 100/2 G hiện được phân phối ở Bảo An
tại đây.
2. Tại sao phải sử dụng máy bơm chìm
Như đã nói ở phần trên, máy bơm chìm được thiết kế đặc biệt để có thể đặt trực tiếp ở trong dung dịch cần bơm đặc biệt là trong ứng dụng bơm nước giếng khoan. Nếu như máy bơm không hoạt động tốt thì sẽ không thể hút được nước ở giếng khoan lên. Dưới đây là những lý do vì sao cần phải sử dụng máy bơm chìm:
- Máy bơm chìm không cần phải mồi nước: Do máy bơm chìm được thiết kế đặt chìm trong dung dịch chất lỏng nên máy bơm chìm luôn được cấp và chứa đầy nước do đó bạn không phải mồi nước cho bơm để hoạt động.
- Tiết kiệm điện năng: Do bơm được đặt chìm trong dung dịch chất lỏng nên không tốn quá nhiều năng lượng để hút nước vào buồng máy bơm, nước luôn được đẩy vào bơm nhờ áp lực nước tự nhiên.
- Các chi tiết bên trong máy bơm ít bị ăn mòn: Do máy bơm chìm được đặt ngập trong nước, liên tục đẩy nước nên chúng ít khi bị ăn mòn. Do đó loại bơm này có thể hoạt động được ổn định, an toàn với hiệu suất cao nhất.
- Bơm chìm hoạt động với độ ồn thấp: Đặc điểm này của bơm chìm rất hữu ích khi sử dụng ở khu chung cư, đặc biệt khi nguồn nước giếng nằm ở gần nhà hoặc nhiều nhà xung quanh.
3. Cấu tạo bơm chìm
- Khác với các loại máy bơm thông thường khác thì bơm chìm được đặt chìm hoàn toàn trong lưu chất lỏng cần bơm mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định và bình thường.
- Do đặc điểm trên, mà cấu tạo bơm chìm có một lớp bảo vệ động cơ được hàn kín và gắn liền với thân máy bơm và có một khoang có chứa đầy dầu. Cấu tạo này của bơm chìm giúp tránh khỏi sự xâm nhập của lưu chất mà bơm được đặt vào, ngăn ngừa tình trạng chập mạch.
- Ngoài ra, cấu tạo bơm chìm còn có các bộ phận phức tạp khác như: đầu đẩy, bánh công tác, gioăng trục, khoang dầu, động cơ, tấm làm mát động cơ, cảm biến nhiệt, cảm biến điều chỉnh độ ẩm ở stator, ổ trục, van điều chỉnh nhiệt độ ổ trục,...
- Các bộ phận trong cấu tạo bơm chìm đều được chế tạo từ các loại vật liệu có độ bền cao, có khả năng chống ăn mòn và chịu nhiệt độ tốt. Do đó chúng giúp máy hoạt động tốt, có hiệu suất cao trong thời gian dài mặc dù là được thả chìm hoàn toàn trong nước.
Cấu tạo bơm chìm
4. Nguyên lý hoạt động máy bơm chìm
- Nguyên lý hoạt động của máy bơm chìm là dựa trên nguyên lý của lực ly tâm. Theo đó, lưu chất lỏng sẽ được hướng vào trong tâm quay của cánh bơm, và từ đó đẩy chất lỏng lên trên mặt đất.
- Vào lúc này, bánh công tác của bơm được kích hoạt. Lực ly tâm sẽ tác động và đẩy nước văng theo hướng từ tâm quay ra cánh của mép máy bơm, sau đó đi theo máng dẫn để vào ống đẩy nhờ áp suất cao hơn.
- Lối vào của bánh xe công tác bắt đầu xuất hiện vùng có chân không làm cho chất lỏng của bể hút bị đẩy theo ống hút vào máy bơm nhờ áp suất trong bể chứa cao hơn so với áp suất tạo ra ở lối vào thiết bị.
- Quy trình đẩy và hút của bơm diễn ra cùng lúc, song song và liên tục với nhau để tạo thành dòng chảy đi qua bơm, rồi nước sẽ theo đó mà được đẩy lên bể trên.
Nguyên lý hoạt động của bơm chìm
5. Các loại bơm chìm phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại bơm chìm khác nhau với công dụng và ứng dụng khác nhau. Trong đó, có 3 loại máy bơm chìm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là máy bơm chìm hút đáy, máy bơm chìm nước thải và máy bơm chìm giếng khoan. Cụ thể như sau:
5.1. Máy bơm chìm hút đáy
- Máy bơm chìm hút đáy là loại bơm chìm thường được sử dụng để đặt hút bùn, hút nước ở trong các khu vực như ao, hồ, sông,... Máy bơm chìm hút đáy này có cấu tạo gồm một cổng hút bên dưới thân và có cột áp cao do đó có lực hút nước mạnh.
- Máy bơm chìm hút đáy còn được trang bị chế độ tự làm mát nhờ nguồn nước xung quanh nên hoạt động với hiệu suất ổn định
Máy bơm chìm hút đáy
5.2. Máy bơm chìm nước thải
- Máy bơm chìm nước thải là loại máy bơm chìm được cấu tạo với các cạnh cắt sắc nhọn, có lớp vỏ inox với khả năng chống ăn mòn tốt, ngăn ngừa hư hỏng, rất phù hợp để sử dụng trong môi trường nước thải có chứa nhiều tạp chất và hạt chất rắn.
- Máy bơm chìm nước thải này hoạt động bền bỉ và hiệu suất cao, do đó chúng rất thích hợp với nhu cầu xử lý nước thải của các hộ gia đình, khu công nghiệp,...
Máy bơm chìm nước thải
5.3. Máy bơm chìm giếng khoan
- Máy bơm chìm giếng khoan hay còn có tên gọi khác là máy bơm hỏa tiễn là loại máy bơm chìm được thiết kế với phần thân được gắn liền với động cơ nên máy bơm này có khả năng hút được bùn và nước ở sâu trong lòng đất với lực hút mạnh sau đó đẩy chúng lên mặt đất. Phần nước được hút lên này có thể tái sử dụng cho việc tưới tiêu và trữ nước.
- Máy bơm chìm giếng khoan là loại máy bơm được sử dụng rất phổ biến, thường được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau ở trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Máy bơm chìm giếng khoan
6. Ưu, nhược điểm của máy bơm chìm
6.1. Ưu điểm máy bơm chìm
Máy bơm chìm có các ưu điểm nổi bật có thể kể đến như sau:
- Máy bơm chìm hoạt động với hiệu suất cao và tiêu tốn ít năng lượng để đưa nước vào máy bơm được đặt chìm trong nước do đó áp lực nước sẽ đẩy nước vào trong máy bơm.
- Máy bơm chìm có khả năng tự mồi nước khi bơm.
- Nhờ việc đặt chìm hoàn toàn trong lưu chất lỏng mà máy bơm chìm không bị ăn mòn bởi chất lỏng, giúp cho các chi tiết bên trong máy bơm có tuổi thọ lâu dài.
6.2. Nhược điểm máy bơm chìm
- Máy bơm chìm dễ bị ăn mòn nếu như không sử dụng đúng cách cũng như bảo dưỡng thường xuyên.
- Khi có sự cố xảy ra với máy bơm chìm thì người dùng khó có thể nhận biết được nhanh chóng do máy bơm được đặt chìm trong chất lỏng.
7. Ứng dụng của máy bơm chìm
Máy bơm chìm được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt và sản xuất. Các ứng dụng của máy bơm chìm có thể kể đến như sau:
- Sử dụng trong các công trình thoát nước dân dụng hoặc công nghiệp.
- Bơm chìm được sử dụng trong các bể cá, hệ thống tưới tiêu hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Bơm chìm có khả năng hút nước và bùn bẩn, làm sạch môi trường.
- Bơm chìm được ứng dụng để bơm nước từ giếng khoan, bơm hút bùn, bơm nước cho đài phun nước và vòi phun,...
- Ngoài ra, bơm chìm còn được ứng dụng để bơm hút nước từ các công trình bị ngập do mưa lũ, triều cường,...
8. Các tiêu chí cần thiết khi lựa chọn máy bơm chìm
Dù lựa chọn mua máy bơm chìm hay bất kỳ một loại máy bơm nước nào khác, bạn cần đặc biệt lưu ý đến 3 thông số rất quan trọng của máy bơm đó là: lưu lượng, cột áp và công suất của bơm. Để xác định chính xác các thông số này, đầu tiên bạn cần xem xét đến nhu cầu sử dụng thực tế để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, tránh các hư hỏng không đáng có và có thể gây lãng phí. Cụ thể về 3 thông số chính khi lựa chọn bơm như sau:
- Lưu lượng bơm: Thông thường thì mỗi sản phẩm máy bơm chìm điều được thiết kế với một mức lưu lượng khác nhau. Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng bơm mà bạn cần lựa chọn bơm có lưu lượng phù hợp nhất.
- Cột áp bơm: Bên cạnh lưu lượng bơm, thì cột áp bơm cũng là thông số rất quan trọng khi chọn bơm chìm. Bởi nếu như bạn lựa chọn sản phẩm bơm chìm có cột áp không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì hiệu quả sử dụng sẽ không cao, có thể gây lãng phí điện năng và thậm chí còn không thể sử dụng được bơm. VD như, nếu bạn mua máy bơm chìm để sử dụng cho giếng có độ cao chênh lệch từ 2 đến 10m nhưng khi mua bơm với cột áp 8m thì sẽ không thể đẩy được hết nước lên được, do đó sẽ gây lãng phí khi sử dụng.
- Công suất bơm: Công suất bơm cũng là yếu tố quan trọng, giúp bạn tiết kiệm được đáng kể điện năng tiêu thụ. VD, nếu như bạn đã tham khảo và so sánh 2 sản phẩm máy bơm chìm có lưu lượng bơm và cột áp bơm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nhưng trong đó có một sản phẩm có công suất là 2kW và một sản phẩm có công suất 2,5kW thì trong trường hợp này, bạn cần chọn bơm có công suất nhỏ để có thể tiết kiệm được tối đa điện năng tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo máy bơm hoạt động với hiệu suất tối ưu.
Ngoài 3 yếu tố kể trên, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như sau để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm bơm tốt nhất, giúp tăng tuổi thọ của bơm:
- Điện áp và dòng điện sử dụng: Bạn cần xác định được điện áp và dòng điện sử dụng là bao nhiêu (thông thường dòng điện được sử dụng là dòng AC có điện áp 220V), từ đó tham khảo và lựa chọn dòng bơm phù hợp vì nếu không lựa chọn được bơm có điện áp phù hợp thì sẽ không sử dụng được.
- Vật liệu chế tạo bơm: Hiện nay thì đa phần các loại bơm chìm đều được chế tạo từ inox hoặc gang đúc, giúp cho bơm có khả năng chống ăn mòn tốt. Tuy nhiên với những loại bơm chìm sử dụng cho những loại nước thải có tính ăn mòn cao thì tốt nhất bạn nên lựa chọn bơm được chế tạo từ inox để tránh ăn mòn và hư hỏng khi sử dụng.
-
Thương hiệu bơm: Lựa chọn một sản phẩm máy bơm chìm với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định trên thị trường cũng là một điều rất quan trọng, bởi lựa chọn được sản phẩm bơm tốt sẽ giúp bơm hoạt động bền bỉ và gia tăng tuổi thọ. Trên thị trường hiện nay có một số hãng bơm chìm nổi tiếng như:
bơm chìm Ebara,
bơm chìm Pentax, bơm chìm Tsurumi,...
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích về bơm chìm cũng như giới thiệu đến cho các bạn các loại máy bơm chìm phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn.