Ngày nay, các sản phẩm tủ điện được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình công nghiệp lớn. Tuy nhiên, ở các môi trường có không gian nhỏ thì
tủ điện nhỏ là một sự lựa chọn tối ưu nhất cho người sử dụng. Vậy tủ điện nhỏ là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào? Có các loại tủ điện nhỏ phổ biến nào? Và có những lưu ý gì khi lắp đặt tủ điện nhỏ? Hãy cùng
Bảo An tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Tủ điện nhỏ là gì?
Tủ điện nhỏ hay còn được gọi là tủ điện công nghiệp nhỏ, là loại tủ điện thường được ứng dụng trong các không gian nhỏ như: các căn hộ, nha ở, khu vực dân cư, văn phòng,... Các tủ điện nhỏ này có vai trò đảm bảo an toàn, hỗ trợ trong việc đóng ngắt các thiết bị điện, giúp người dùng có thể cách ly với các thiết bị điện ở bên trong tủ điện.
Hình 1: Tủ điện nhỏ là gì?
2. Cấu tạo của tủ điện nhỏ
Tủ điện nhỏ có cấu tạo chính bao gồm: vỏ tủ điện, các thiết bị bên trong tủ điện và một số phụ kiện khác. Cụ thể như sau:
a. Vỏ tủ điện
-
Vỏ tủ điện thường được thiết kế với hình dạng là hình chữ nhật, thường có từ một đến hai lớp cửa, ở phía trước của tủ điện thường được gắn đồng hồ để có thể đo và theo dõi đèn tín hiệu, có đèn báo pha, bảng điều khiển và màn hình thiết bị.
- Vật liệu chế tạo nên vỏ tủ điện thường được làm từ vật liệu thép carbon, thép không gỉ 304 hay 316, hoặc được làm tử composite và được phủ bên ngoài bằng lớp sơn bảo vệ với nhiều màu sắc khác nhau. Màu sơn vỏ tủ điện hiện nay thường là màu ghi sáng hoặc theo yêu cầu của khách hàng.
- Vỏ tủ điện có đa dạng các kích thước khác nhau, phụ thuộc vào từng lĩnh vực cũng như mục đích sử dụng. Các tủ điện nhỏ thường có 3 kích thước chủ yếu là 400x600x150, 300x400x150, 200x300x150 với chiều dày 1mm.
==> Để hiểu thêm về các kích thước của vỏ tủ điện, hãy tham khảo thêm bài viết: Tổng hợp mới nhất kích thước vỏ tủ điện tiêu chuẩn hiện nay
tại đây.
Hình 2: Vỏ tủ điện
b. Các thiết bị bên trong của tủ điện nhỏ
- Aptomat: Aptomat là một thiết bị điện được sử dụng trong hầu hết các tủ điện công nghiệp, chúng có vai trò bảo vệ các thiết bị trong hệ thống điện trong các trường hợp có xảy ra quá tải hoặc ngắn mạch. Aptomat có các loại chính như
aptomat khối (MCCB),
aptomat cài (MCB), aptomat chống giật RCBO, RCCB và ELCB.
Hình 3: Các loại aptomat
- Các loại nút nhấn:
Nút nhấn là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các tủ điện công nghiệp có chức năng để điều khiển và kiểm soát các chức năng của hệ thống điện bên trong tủ điện. Các nút nhấn thường dùng để bật và tắt các nguồn điện, để khởi động các thiết bị điện và báo động hệ thống khi có sự cố xảy ra. Các loại nút nhấn được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: nút nhấn có đèn, nút nhấn không đèn, nút dừng khẩn cấp, nút nhấn có khóa,...
Hình 4: Các loại nút nhấn
- Rơ le: Rơ le là thiết bị điện được sử dụng để kiếm soát và điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống điện. Đây là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các tủ điện công nghiệp. Chúng có chức năng mở hoặc đóng các mạch điện. Các loại rơ le được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: rơ le trung gian, rơ le nhiệt, rơ le bán dẫn,...
Hình 5: Rơ le
- Contactor:
Contactor hay còn gọi là khởi động từ là một thiết bị được sử dụng trong các hệ thống điện công nghiệp với chức năng điều khiển các thiết bị điện với dòng điện cao. Contactor có nhiều tính năng như chịu được dòng điện cao, có độ bền cao, và dễ dàng bảo trì. Contactor có thể được kết hợp với các thiết bị bảo vệ điện tử như bảo vệ quá tải và ngắn mạch để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Contactor thường được sử dụng để khởi động hoặc tắt nguồn điện cho các thiết bị điện có công suất lớn như motor, máy nén khí, hệ thống chiếu sáng, ...
Hình 6: Khởi động từ
- Biến tần:
Biến tần là thiết bị được sử dụng để điều khiển tốc độ và công suất của động cơ thông qua điều chỉnh tần số của nguồn cấp điện. Trong tủ điện công nghiệp nhỏ, biến tần thường dùng để điều khiển tốc độ và lưu lượng của các máy bơm, quạt, các cơ cấu đóng mở, hệ thống máy móc công nghiệp,...
Hình 7: Biến tần
-
Đèn báo pha: đèn báo pha là thiết bị được sử dụng trong các tủ điện nhỏ với chức năng thông báo cho người sử dụng biết được trạng thái pha, các sự cố hoặc các tín hiệu cần thông báo trong quá trình vận hành sản xuất.
Hình 8: Đèn báo pha
==> Tham khảo bên bài viết: Đèn báo pha là gì? Tìm hiểu công dụng của đèn báo pha
tại đây.
Ngoài ra, bên trong tủ điện còn có các thiết bị điện khác như đồng hồ ampe kế, đồng hồ vôn kế, các loại quạt thông gió, rơ le bảo vệ, màn hình điều khiển,... và một số phụ kiện khác như máng nhựa đi dây tủ điện, thanh ray, đầu cos,...
3. Công dụng của tủ điện nhỏ
- Tủ điện nhỏ là loại tủ điện được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp. Các tủ điện công nghiệp nhỏ đều đảm bảo các tiêu chí về độ bền, độ ổn định và tính chính xác trong thời gian dài ở mọi môi trường khác nhau.
- Tủ điện công nghiệp nhỏ được sử dụng để lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng cắt mạch điện, các thiết bị điều khiển cũng như là nơi phân phối điện cho các công trình để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
- Tủ điện công nghiệp nhỏ thường được ứng dụng trong các hệ thống chiếu sáng, các hệ thống điện trong văn phòng, chung cư hay trong ứng dụng trong hệ thống bơm nước,...
4. Phân loại tủ điện nhỏ
Tủ điện nhỏ phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại tủ điện công nghiệp nhỏ:
- Phân loại theo hiệu điện thế bao gồm: Tủ điện trung thế, tủ điện cao thế, tủ điện hạ thế.
- Phân loại theo chức năng bao gồm: tủ điện phân phối, tủ điện trung tâm, tủ điện chuyển mạch, tủ điện chiếu sáng,...
- Phân loại theo môi trường sử dụng bao gồm: tủ điện nhỏ trong nhà, tủ điện nhỏ ngoài trời.
Trên đây là một số cách phân loại tủ điện nhỏ phổ biến, ngoài ra còn có nhiều cách phân loại tủ điện nhỏ khác tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng.
5. Các lưu ý khi lắp đặt tủ điện nhỏ trong công nghiệp
Việc lắp đặt các loại tủ điện công nghiệp theo đúng như yêu cầu kỹ thuật là rất quan trọng. Dù là lắp đặt tủ điện lớn hay nhỏ thì cần phải lưu ý những tiêu chí sau:
- Thông số kỹ thuật: Trước khi lắp đặt tủ điện, cần phải kiểm tra và tính toán kỹ lưỡng các công suất và mức độ tải của các thiết bị điện. Không được để tình trạng quá tải điện làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và vận hành và cần ngăn ngừa các sự cố không mong muốn xảy ra trong quá trình vận hành.
- Bố trí các thiết bị trong tủ: Các thiết bị trong tủ điện cần phải bố trí một cách hợp lý và chính xác không chỉ để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra mà còn giúp các kỹ sư dễ nhận biết và đóng ngắt khi cần thiết cũng như giúp cho quá trình bảo trì hệ thống dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Lựa chọn vỏ tủ điện: Một lưu ý quan trọng khác khi lắp đặt tủ điện nhỏ đó là lựa chọn vỏ tủ điện phù hợp. Vỏ tủ điện cần lựa chọn phải được chế tạo từ các vật liệu cách điện, chịu nhiệt tốt, có khả năng chịu được những va đập mạnh, điều kiện khắc nghiệt từ môi trường xung quanh và quan trọng là không gây rò rỉ điện ra bên ngoài để bảo vệ an toàn cho con người. Bên cạnh đó, cần lựa chọn vỏ tủ điện có kích thước phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng.
- Kiểm tra các đầu nối dây trong tủ điện: Các đầu nối dây trong tủ điện yêu cầu phải chính xác và đúng kỹ thuật. Tránh các trường hợp đấu nối nhầm nguồn dây gây mất an toàn cho hệ thống điện. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên kiểm tra lại các đầu nối dây trong tủ điện xem có còn chắc chắn không nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh, giảm thiểu tối đa rủi ro đến hệ thống điện.
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về tủ điện nhỏ là gì? Cấu tạo cũng như công dụng của tủ điện nhỏ và đưa đến cho các bạn một số lưu ý khi lắp đặt tủ điện nhỏ trong công nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn.