Cờ lê là gì? Các loại cờ lê phổ biến và cách sử dụng

Cờ lê là một dụng cụ cầm tay được sử dụng rộng rãi hiện nay trong các công việc sửa chữa, tháo lắp,... bởi sự tiện lợi và kích thước nhỏ gọn của chúng. Vậy cờ lê là gì? Có các loại cờ lê nào phổ biến trên thị trường hiện nay và công dụng cờ lê là gì? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Cờ lê là gì?

- Cờ lê là gì? Cờ lê là dụng cụ cơ khí cầm tay được sử dụng rất phổ biến trong các ngành sản xuất, gia công, sửa chữa cơ khí, điện, sửa chữa xe và các hoạt động bảo trì khác. Đây là một vật dụng khá quan trọng và không thể thiếu trong hộp dụng cụ của nhiều gia đình, gara sửa xe,...
- Các loại cờ lê được sử dụng để thực hiện các thao tác tháo, mở, nới lỏng, siết chặt,... cho các chi tiết máy móc mà không gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của linh kiện. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại cờ lê cũng có nhiều điểm quan trọng cần phải chú ý và cân nhắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng
Cờ lê là gì?
Cờ lê là gì?
 
Để hiểu thêm về cờ lê là gì? Mời bạn tham khảo hình ảnh và thông số kỹ thuật của sản phẩm Cờ lê một đầu mở một đầu vòng FUJIYA ACS-10 được phân phối ở Bảo An tại đây

2. Đặc điểm kỹ thuật của các loại cờ lê

- Các loại cờ lê thường được sản xuất bằng chất liệu thép mạ crom siêu cứng với độ bền rất cao và khả năng chống han gỉ, không bị cong, gãy khi chịu lực lớn. Kích thước của cờ lê được biểu thị bằng số nguyên như số 8, 10, 14, 32 tương ứng với kích thước tính bằng milimet.
- Các loại cờ lê được thiết kế với thân dài, chắc chắn, vừa vặn cho việc cầm nắm đã giúp hạn chế được hiện tượng trơn trượt một cách tối đa giúp cho công việc tháo lắp được thực hiện dễ dàng mà tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. 
- Các loại cờ lê vòng thường có 6 hoặc 12 răng để ăn khớp với bu lông 6 cạnh. Cờ lê và bu lông cần ăn khớp nhất để tránh làm hỏng đầu bu lông. Chrome vanadium là hợp kim có chứa từ 0,4% đến 1,2% và hàm lượng vanadi 0,1% đến 0,15%, còn lại là silic, mangan, carbon,... và các nguyên tố còn lại được coi là tạp chất. Crom giúp chống mài mòn và ăn mòn, vanadium giúp tăng độ đàn hồi cho thép.

3. Công dụng cờ lê

Với sự đa dạng và phong phú của nhiều mẫu mã cũng như kiểu dáng nhỏ gọn của các loại cờ lê, nên hiện dụng cụ cầm tay này đang được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống cũng như sản xuất như:
- Tháo mở ống hay các đồ, vật có hình tròn mà không có độ bám.
- Nới lỏng hoặc siết chặt các ốc vít của máy.
- Sử dụng nhiều trong các máy sản xuất, gia công sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô, cơ khí, điện, tự động sửa chữa và hoạt động bảo trì khác trong ngành công nghiệp

4. Các loại cờ lê thông dụng

Qua các phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về cờ lê là gì? Đặc điểm kỹ thuật của các loại cờ lê cũng như công dụng cờ lê. Vậy có các loại cờ lê nào? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cờ lê khác nhau, dưới đây là các loại cờ lê phổ biến:
- Cờ lê đầu mở: Cờ lê đầu mở có lỗ hình chữ U kẹp chặt hai mặt đối diện của bu lông hoặc đai ốc. Cờ lê này thường có hai đầu, với một lỗ có kích thước khác nhau ở mỗi đầu. Các đầu thường được định hướng theo một góc khoảng 15 độ so với trục của tay cầm; nó cho phép phạm vi chuyển động lớn hơn trong không gian kín bằng cách lật cờ lê.
Cờ lê đầu mở
Cờ lê đầu mở
 
- Cờ lê vòng: Cờ lê vòng là loại cờ lê có 2 đầu hình tròn, mỗi đầu có cỡ khác nhau. Cờ lê đầu vòng có thể giúp cho người dùng hạn chế được vấn đề gây biến dạng đai ốc và thường được sử dụng cho các đai ốc cần lực mạnh. Đầu vòng của dụng cụ thường có hình 6 cạnh hoặc 12 cạnh ở mặt trong để phù hợp với đai ốc lục giác thông thường. Hai đầu vòng của cờ lê vòng có thể được thiết kế thẳng hàng với thân hoặc tạo thành góc chéo với thân để tạo khoảng hở khi sử dụng. Cờ lê vòng được dùng để siết chặt đai ốc. 
Cờ lê đầu vòng
Cờ lê đầu vòng
 
- Cờ lê kết hợp: Một dụng cụ hai đầu với một đầu giống như cờ lê đầu hở hoặc cờ lê đầu hở, và đầu kia giống như cờ lê đầu hộp hoặc cờ lê vòng. Cả hai đầu thường vừa với cùng một kích thước bu lông.
Cờ lê kết hợp
Cờ lê kết hợp
 
- Cờ lê đuôi chuột: Cờ lê đuôi chuột hay còn có tên gọi khác là tuýp đuôi chuột, cờ lê giàn giáo, tẩu đuôi chuột. Các tên gọi này đều bắt nguồn từ hình dạng và chức năng của nó. Bản chất là dùng để mở vít bulong, đuôi nhọn thon dài tạo lực công lớn nên có tên gọi là cờ lê đuôi chuột. Cấu tạo của cờ lê đuôi chuột bao gồm các bộ phận như bánh cóc, đầu tuýp, thân cờ lê và lẫy gạt.
Cờ lê đuôi chuột
Cờ lê đuôi chuột
 
- Cờ lê lực: Một dụng cụ vặn vít ổ cắm được sử dụng để truyền một lượng mô-men xoắn chính xác đến chốt, rất cần thiết trong nhiều trường hợp khi lắp ráp các cơ cấu chính xác.
Cờ lê lực
Cờ lê lực
 
Một số loại với hình dáng và chức năng khác như: cờ lê lục giác, cờ lê bánh cóc, mỏ lết,...

5. Hướng dẫn sử dụng cờ lê

Để sử dụng cờ lê, bạn thực hiện các bước sau:
- Đặt cờ lê hoặc mỏ lết sao cho hai ngàm của nó bám chặt vào đai ốc hoặc ốc vít.
- Sử dụng lực của tay để vặn hoặc siết đai ốc hoặc ốc vít.
- Nếu bạn gặp khó khăn, hãy sử dụng dụng cụ mở rộng hoặc đòn bẩy để tăng lực.

6. Hướng dẫn bảo dưỡng cờ lê

Cờ lê là dụng cụ cầm tay quan trọng, cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo độ bền và hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn bảo dưỡng cờ lê:
- Làm sạch cờ lê sau mỗi lần sử dụng: Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các vật liệu lạ có thể làm mòn dụng cụ.
- Kiểm tra cờ lê để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng: Nếu bạn phát hiện bất kỳ vết nứt, vết mẻ hoặc vết xước nào, hãy thay thế dụng cụ ngay lập tức.
- Bôi trơn cờ lê định kỳ: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa rỉ sét và giúp dụng cụ hoạt động trơn tru hơn.
- Bảo quản cờ lê ở nơi khô ráo, thoáng mát: Tránh để dụng cụ tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Nếu được bảo dưỡng đúng cách, cờ lê sẽ có thể phục vụ bạn trong nhiều năm.
 
Kết luận: Trên đây là những kiến thức bổ ích về các loại cờ lê mà Bảo An đã đưa đến cho các bạn. Hy vọng các kiến thức này sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 
 8      30/09/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 21 -  Đã truy cập: 121.532.382
share