Biến tần Schneider là loại biến tần nổi tiếng toàn cầu được dùng cho cả động cơ đồng bộ và không đồng bộ. Chúng được thiết kế thông minh để thích hợp cho mọi ứng dụng máy công nghiệp và một số máy dân dụng. Các dòng biến tần Schneider phổ biến nhất như: ATV310, ATV610, ATV320, ATV12, ATV630, ATV31, ATV12 ....
Vậy làm thế nào để cài đặt được biến tần Schneider điều chỉnh tốc độ động cơ cho ứng dụng của bạn?
Bài viết dưới đây,
Bảo An sẽ hướng dẫn
cài đặt biến tần Schneider nhanh nhất cho bạn.
1. CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT BIẾN TẦN SCHNEIDER.
Để cài đặt biến tần Schneider chúng ta cần thực hiện các bước sau:
B1: Reset cài đặt của biến tần và đưa về thông số mặc định nhà sản xuất.
B2: Cài đặt các thông số động cơ và thực hiện Auto-tune
B3: Lựa chọn phương pháp điều khiển động cơ tùy thuộc vào từng loại ứng dụng
B4: Cài đặt các nhóm thông số hoạt động cơ bản
B5: Cài đặt các chân chức năng output digital của biến tần
B6: Cài đặt chân output analog của biến tần
⇒ Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết của các bước cài đặt biến tần Schneider.
- Tham khảo ngay thông số kỹ thuật và giá bán của biến tần Schneider ATV310H075N4E 3 pha 380VAC 0.75kW
tại đây
Bước 1. Reset cài đặt và đưa về thông số mặc định nhà sản xuất
- ConF > 102 = 64 (nhấn giữ 2 giây)
Bước 2. Cài đặt các thông số động cơ và thực hiện Auto-tune (Nếu động cơ có nhãn)
- Các thông số sau bạn cần chú ý để cài đặt biến tần Schneider
• Tần số cơ bản của động cơ (50Hz hay 60Hz)
• Công suất định mức động cơ
• Điện áp định mức cấp cho động cơ
• Dòng điện định mức của động cơ
• Tần số định mức động cơ
• Tốc độ định mức động cơ
• Hệ số cosphi (tùy vào từng loại động cơ mà có hệ số cosphi khác nhau)
• Nhấn ConF > FULL > 300-
• 301 = loại động cơ = 50
• 302 = C.suất định mức động cơ
• 304 = Điện áp định mức động cơ
• 305 = Dòng điện định mức động cơ
• 306 = Tần số định mức động cơ
• 307 = Tốc độ định mức động cơ
• 318 = 01 > 02 (Thực hiện auto tuning)
Bước 3. Chọn phương pháp điều khiển cho động cơ tùy vào loại tải
• ConF > FULL > 300 > 309 = 00 (phương pháp điều khiển vector), 03 (phương pháp điều khiển U/f), 06 (phương pháp điều khiển bơm quạt)
Đối với tải nặng:
• Dùng phương pháp điều khiển vector (khi chọn phương pháp này bạn cần phải tự nhập thông số động cơ)
• Hoặc có thể sử dụng phương pháp điều khiển U/F.
Đối với tải nhẹ như bơm, quạt.
• Dùng phương pháp điều khiển bơm, quạt
• Có thể sử dụng phương pháp tiết kiệm năng lượng cho các loại tải này.
Bước 4. Cài đặt các thông số làm việc
Trong tài liệu hướng dẫn của biến tần Schneider ATV310 do hãng cung cấp có các thông số cần cài đặt sau:
- Chỉ số dòng điện bảo vệ quá tải
- Thời gian tăng tốc giảm tốc động cơ
- Giới hạn tốc độ cao và giới hạn tốc độ thấp
* Thao tác cài đặt:
- Cài đặt dòng bảo vệ quá tải cho động cơ
• ConF > FULL > 600 > 604 > 604.0 = dòng định mức của động cơ
- Cài đặt thời gian tăng tốc cho động cơ (ACC), thời gian giảm tốc cho động cơ (DEC)
• ConF > 501.0 (ACC), 501.1 (DEC)
- Cài đặt giới hạn tốc độ cao ĐC (HSP), giới hạn tốc độ thấp ĐC (LSP)
• COnF/ 512.0 (HSP), 512.2 (LSP)
Bước 5. Cài đặt chức năng chân tín hiệu đầu ra
- Relay 1: Báo lỗi (relay sẽ ở trạng thái đóng khi không có lỗi và sẽ mở ra khi biến tần bị lỗi)
- Relay 2: Báo trạng tái chạy dừng của biến tần * Thao tác cài đặt:• ConF > Full > 206 / 206.0 = 02
Bước 6. Cài đặt chân output analog của biến tần
Cài đặt chân tín hiêu AO1 xuất ra tín hiệu tốc độ của động cơ, xuất ra từ 0-10VDC
* Thao tác cài đặt:
• ConF -> Full -> 200 -> 216 -> 216.0= 130 (báo tốc độ chạy)/
• ConF > Full > 200 > 216 > 216.1 = 10V (xuất ra tín hiệu điện áp từ 0- 10V)
Chức năng bắt tốc độ động cơ
• ConF -> Full -> 600 -> 603 = 1
2. THAY ĐỔI CÁCH ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN
Mục đích:
• Để biến tần có thể chạy được cần có 2 điều kiện sau: Lệnh chạy và tần số tham chiếu cho biến tần
• Chúng ta có thể thay đổi cách điều khiển tùy theo ứng dụng
• Thường được sử dụng khi tủ điều khiển biến tần có chế độ Auto – Manual
1. Điều khiển chức năng của biến tần bằng nút nhấn trên màn hình của biến tần
• ConF > 401 = 183 và Đặt tốc độ vào Ref > 403 = 0-100%
2. Cài đặt chân chức năng LI3 để thay đổi giữa 2 cách điều khiển
• ConF > FULL > 400-> 401 = 01, 408 = L3H, 409 = 183
3. Cài đặt chân chức năng LI3 để thay đổi giữa 2 kênh tham chiếu
• ConF > FULL > 400-> 401 = 01, 408 = L3H, 409 = 183
3. CÀI ĐẶT CHỨC NĂNG CỦA BIẾN TẦN
Mục đích:
• Biến tần được tích hợp sẵn một số chức năng hỗ trợ điều khiển, bên cạnh khả năng điều khiển tốc độ động cơ. Ứng dụng xác định các thông số kỹ thuật cần thiết.
• Cài đặt các chức năng này vào menu Application Funtion (Fun)
Các chức năng thông dụng:
• Có thể cài đặt động cơ chạy với tần số lơn hơn 50Hz
• Lựa chọn cách dừng động cơ
• Chạy theo nhiều cấp tốc độ
• Chức năng điều khiển PID
• Chức năng Sleep – Wakeup
3.1. Chạy động cơ với tốc độ > 50Hz
*Thao tác cài đặt:
• Cài đặt lại ngưỡng tốc độ tối đa cho phép: Max F > tFr > 308 > FH
• Cài đặt lại ngưỡng giới hạn tốc độ tối đa: High speed > HSP > 512.2 > UL
3.2. Chọn cách dừng cho động cơ
Biến tần có thể điều khiển động cơ:
• Dừng với thời gian giảm tốc (DEC): Ramp Stop
• Dừng tự do: Freewheel
*Thao tác cài đặt:
• ConF > FULL > 502 > 502.0 = 00 (ramp Stop) / 02 (freewheel)
Với những thông tin hữu ích được đề cập trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn cài đặt biến tần Schenider thành công cho mọi ứng dụng. Để được tư vấn báo giá hay hỗ trợ kỹ thuật về biến tần Schneider hãy liên hệ ngay tới Bảo An Automation.