Ký hiệu và cách đọc thông số kỹ thuật vòng bi skf tiêu chuẩn

Tất cả những vòng bi tiêu chuẩn của thương hiệu SKF đều có một ký hiệu cơ bản đặc trưng. Chúng bao gồm các chữ số kết hợp với những chữ cái. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bảo An tìm hiểu cách đọc thông số vòng bi SKF chính xác nhất.

1. Định nghĩa vòng bi SKF

Vòng bi SKF
 
Hình 1: Vòng bi SKF

Vòng bi SKF còn có nhiều tên gọi khác khau tùy theo vùng miền như là bạc đạn SKF, ổ bi SKF, ổ đỡ SKF... đây là tên gọi của các loại ổ lăn, dùng để phân biệt với bạc dầu (loại ổ trượt). Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là vì bên trong các ổ trượt này có các cục đạn (sản phẩm có các hình dạng như hình cầu, hình trụ thẳng hoặc trụ côn), nhằm tạo ma sát lăn cho ổ trượt. Vòng bi SKF được phân ra nhiều loại như: Vòng bi côn SKF, vòng bi cầu SKF, vòng bi rãnh sâu SKF,... Ngoài ra mỗi một loại bạc đạn lại có những ký hiệu riêng biệt, do đó rất nhiều người dùng không biết được cách đọc thông số vòng bi SKF.

2. Thông số của vòng bi SKF

Thông số vòng bi SKF bao gồm các thông số kích thước, tải trọng, tốc độ và các thông số kỹ thuật khác. Cách đọc thông số vòng bi SKF thường được chia thành hai phần chính: Mã vòng bi và thông số kỹ thuật.

2.1 Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật vòng bi SKF thường được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc trong thông số kỹ thuật của sản phẩm. Các thông số kỹ thuật vòng bi SKF chính bao gồm:

Đường kính trong (d): Kích thước đường kính trong của vòng bi, được đo bằng đơn vị mm.
Đường kính ngoài (D): Kích thước đường kính ngoài của vòng bi, được đo bằng đơn vị mm.
Độ dày (B): Kích thước độ dày của vòng bi, được đo bằng đơn vị mm.
Tải trọng động tối đa (C): Tải trọng động tối đa mà vòng bi có thể chịu được, được đo bằng đơn vị N (Newtons).
Tốc độ động tối đa (n): Tốc độ động tối đa mà vòng bi có thể chịu được, được đo bằng đơn vị rpm (vòng/phút).
Tải trọng tĩnh tối đa (Co): Tải trọng tĩnh tối đa mà vòng bi có thể chịu được, được đo bằng đơn vị N (Newtons).
Thông số kỹ thuật khác: Ngoài các thông số kỹ thuật chính trên, còn có thể có các thông số khác như mã vòng bi, loại chính xác, loại bôi trơn, vv.

2.2 Mã vòng bi

Ký hiệu cơ bản trên vòng bi SKF xác định:
- Chủng loại của sản phẩm vòng bi SKF.
- Thiết kế cơ bản của vòng bi.
- Kích thước theo tiêu chuẩn quy định nhà sản xuất.

Ký hiệu phụ trên vòng bi xác định
- Những thành phần được thiết kế của vòng bi SKF
- Những thay đổi về đặc tính, thiết kế so với thiết kế tiêu chuẩn.

Mã vòng bi SKF thường bao gồm các chữ và số, ví dụ như 6205, 6304, 22220E, 32010X, vv. Đây là mã số định danh cho từng loại vòng bi, giúp người dùng có thể xác định chính xác loại vòng bi cần sử dụng.
- Chữ số đầu tiên: Xác định chủng loại ổ lăn
- 2 số tiếp: Thể hiện chuỗi kích thước ISO
 + Số đầu tiên sẽ cho biết chuỗi kích thước bề rộng hoặc chiều cao
 + Số thứ hai là chuỗi kích thước đường kính ngoài.
- Hai con số sau cùng Biểu thị mã số kích cỡ của ổ lăn. Nếu nhân 5 sẽ có được đường kính lỗ của vòng bi. Bắt đầu từ số 00 – 99 (20mm < D < 5000mm)
Tuy nhiên, đối với loại vòng bi có kích thước siêu lớn thì đường kính trong sẽ lớn hơn 5000m, một số loại vòng bi có thể nhỏ hơn 20mm (đối với loại vòng bi dùng trong các máy móc micro)

Ví dụ: Cách đoc thông số Vòng bi SKF 6207 

Ta sẽ lấy trị số hai chữ số cuối (07) nhân với 5: 07x5 = 35mm. Có nghĩa là đường kính trong là D = 35mm (đường kính lỗ vòng bi)

Ngoài ra, đối với vòng bi có số ký hiệu <04 ta có bảng đường kính như sau:

Đường kính trong

10 12 15 17

Ký hiệu

10

00 02 03
 

2.3 Ý nghĩa về chịu tải

Con số thứ 3, tính từ phải sang trái có ý nghĩa như sau:
 

Ký hiệu số

Ý nghĩa

1

Chịu tải rất nhẹ

2

Chịu tải nhẹ

3

Chịu tải trung bình

4

Chịu tải nặng

5

Chịu tải rất nặng

6

Chịu tải trung bính như 3 nhưng dày hơn

7

Chịu tải rất nhẹ

8

Chịu tải siêu nhẹ

9

Chịu tải siêu nhẹ

 

2.4 Ý nghĩa về phân loại

Con số thứ 4, tính từ phải sang trái có ý nghĩa như sau:

Ký hiệu số

Ý nghĩa

0

Chỉ loại bi tròn 1 lớp

1

Chỉ loại bi tròn 2 lớp

2

Chỉ loại bi đũa ngắn 1 lớp

3

Chỉ loại bi đũa ngắn hai lớp

4

Chỉ loại bi đũa dài 1 lớp

5

Chỉ loại bi đũa xoắn

6

Chỉ loại bi đũa tròn chắn

7

Chỉ loại bi đũa hình côn

8

Chỉ loại bi tròn chắn không hướng tâm

 

2.5 Ý nghĩa về kết cấu

Con số thứ 5 tính từ phải sang trái có ý nghĩa như sau:

Ký hiệu

Ý nghĩa

3

Bi đũa trụ ngắn một dãy, vòng chặn trong không có gờ chắn

4

Giống như số 3 nhưng vòng chặn trong có gờ chắn

5

Có một rãnh để lắp vòng hãm định vị ở còng chắn ngoài

6

Có một long đen chặn đầu bằng thép lá

8

Có hai long đen chặn đầu bằng thép lá

9

Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, ở vòng trong có 1 vành chặn các con lăn

 

Ví dụ: Đọc thông số của vòng bi có ký hiệu 90307 ta biết được những ý nghĩa sau:

Đường kính vòng trong: 07x5 = 35mm
Chịu tải trọng trung bình
Bi tròn 1 lớp
Bi đũa hình trụ ngắn 1 dãy, ở vòng trong có 1 vành chặn các con lăn
Chú ý: Đối với vòng bi chỉ có 3 số cuối thì số cuối cùng chỉ đường kính trong của vòng bi (D<20mm)

Ví dụ: Với thông số 878 thì D = 8mm, chịu tải rất nhẹ, loại bi tròn chắn không hướng tâm

2.6 Khe hở vòng bi

Kích thước cổ trục

Bi cầu mới

Bi trụ mới

Bi cũ cho phép

20 - 30

0.01 – 0.02

0.03 – 0.05

0.1

30 – 50

0.01 – 0.02

0.05 – 0.07

0.2

55 – 80

0.01 – 0.02

0.06 – 0.08

0.2

85 -120

0.02 – 0.03

0.08 – 0.1

0.3

130 - 150

0.02 – 0.03

0.10 – 0.12

0.3

2.7 Khe hở bạc

Đường kính cổ trục


Khe hở giữa trục và vòng bạc

<1000 v/p


>1000 v/p

Tiêu chuẩn

Cho phép

Tiêu chuẩn

Cho phép

18 – 30

0.040 – 0.093

0.1

0.06 – 0.118

0.12

30 – 50

0.05 – 0.112

0.12

0.075 – 0.142

0.15

50 – 80

0.065 – 0.135

0.14

0.095 – 0.175

0.18

80 – 120

0.08 – 0.16

0.16

0.12 – 0.210

0.22

120 – 180

0.100 – 0.195

0.20

0.150 – 0.250

0.33

180 - 260

0.120 – 0.225

0.24

0.180 – 0.295

0.40

260 – 360

0.140 – 0.250

0.26

0.210 – 0.340

0.5

360 - 500

0.170 – 0.305

0.32

0.250 – 0.400

0.6

 
Ngoài ra, ta còn thấy các thông số tiếp vị ngữ như sau:

Tiếp vị ngữ

Khe hở

C1

Nhỏ hơn c2

C2

Nhỏ hơn tiêu chuẩn

CN

Khe hở tiêu chuẩn

C3

Lớn hơn khe hở tiêu chuẩn

C4

Lớn hơn khe hở c4

C5

Lớn hơn khe hở c5

 
Còn có thể có các ký hiệu như sau:

Ký hiệu

Ý nghĩa

RS

Phớt tiếp xúc bằng cao su tổng hợp có hoặc không vòng lõi thép gia cố lắp một bên ổ lăn.

2RS

Phớt tiếp xúc bằng cao su tổng hợp có không vòng lõi thép gia cố, lắp hai bên ổ lăn.

RS1

Phớt tiếp xúc bằng cao su tổng hợp Acrylonitrile Butadiene (NBR), có tấm thép gia cố lắp một bên ổ lăn.

2RS1

RS1 lắp hai bên ổ lăn

Z

Nắp chặn bằng thép dập lắp một bên ổ lăn.

2Z

Nắp chặn bằng thép dập lắp hai bên ổ lăn.

 
 
Kết luận: Việc hiểu về cách đọc thông số vòng bi SKF giúp người dùng biết được đặc điểm của từng vòng bi, tiện lợi hơn khi tìm kiếm sản phẩm và chọn đúng loại phù hợp nhất cho từng ứng dụng của mình
 4216      12/08/2023

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 886 -  Đã truy cập: 128.291.010
share