Máy khoan là gì? Tìm hiểu các loại máy khoan cầm tay phổ biến hiện nay

Máy khoan là công cụ hỗ trợ đắc lực trong các ngành nghề như xây dựng, cơ khí, thiết kế thi công nội thất. Máy khoan có thể giúp hỗ trợ mọi người nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu thời gian và công sức. Vậy máy khoan là gì? Cấu tạo máy khoan cầm tay như thế nào? Có các loại máy khoan cầm tay nào và công dụng của máy khoan cầm tay là gì? Trong bài viết dưới đây, Bảo An sẽ giải đáp các câu hỏi này cho các bạn.

1. Máy khoan là gì?

- Máy khoan là gì? Máy khoan là một thiết bị điện có mũi khoan được gắn vào đầu máy khoan để cắt một lỗ có tiết diện tròn trong vật liệu rắn. Máy khoan có thể hoạt động bằng pin hoặc bằng điện.
- Vậy còn máy khoan cầm tay là gì? Máy khoan cầm tay là một loại máy khoan có trọng lượng nhẹ, có thể nâng lên và thao tác khoan dễ dàng. Ngoài ra, máy khoan cầm tay có một đầu mũi khoan chuyên dụng có thể sử dụng để khoan, đục và bắt mở vít trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau. Các loại máy khoan cầm tay thường được sử dụng trong các ngành nghề như cơ khí, mộc, xây dựng, sửa chữa và lắp ráp trong gia đình.
Máy khoan là gì?
Máy khoan là gì?
 
Để hiểu thêm về máy khoan là gì? cũng như hiểu thêm về máy khoan cầm tay, mời bạn tham khảo hình ảnh cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm Máy khoan pin cầm tay MAKITA DDF485Z hiện đang được phân phối ở Bảo An tại đây

2. Cấu tạo máy khoan cầm tay

- Cấu tạo máy khoan cầm tay sử dụng điện về cơ bản sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
+ Thân máy và tay cầm
+ Bộ phận cấp nguồn cho máy khoan
+ Công tắc khởi động máy khoan
+ Chổi than và giá đỡ chổi than
+ Rotor động cơ quay của máy khoan
+ Stator động cơ tĩnh của máy khoan
+ Bộ phận làm máy của máy khoan
+ Bánh răng truyền động 
+ Trục khoan
+ Đầu giữ/ đầu kẹp của mũi khoan khi lắp đặt trên trục khoan của máy khoan
+ Bạc đạn (vòng bi máy khoan)
Cấu tạo máy khoan cầm tay dùng điện
Cấu tạo máy khoan cầm tay dùng điện
 
- Còn đối với máy khoan pin thì cũng có những bộ phận giống như máy khoan điện. Cụ thể về cấu tạo máy khoan cầm tay dùng pin sẽ bao gồm các bộ phận chính là:
+ Đầu kẹp mũi khoan
+ Vòng xoay điều chỉnh chức năng làm việc
+ Nút điều chỉnh tốc độ khoan
+ Công tắc đảo chiều vòng quay
+ Nút khóa để tắt/ mở tự động hoặc giữ máy ở chế độ tự động
+ Thân máy
+ Nút bấm tháo pin
+ Đèn LED chỉ báo
+ Vị trí lắp pin
+ Động cơ chổi than
+ Công tắc bóp
+ Rotor và stator
+ Bộ truyền động và bộ điều khiển
Cấu tạo máy khoan cầm tay dùng pin
Cấu tạo máy khoan cầm tay dùng pin

3. Nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay

Nguyên lý hoạt động của máy khoan cầm tay như sau: Khi máy khoan cầm tay được cấp nguồn điện thì nguồn điện sẽ kích hoạt động cơ bên trong. Động cơ này chuyển đổi năng lượng điện thành chuyển động quay, truyền lực đến trục gắn mũi khoan, giúp mũi khoan xoay nhanh và khoan lỗ trên các vật liệu như gỗ, kim loại, nhựa, và bê tông. Đồng thời, động cơ cũng làm quay quạt gió để làm mát, duy trì nhiệt độ ổn định và ngăn ngừa quá nhiệt, đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và bền bỉ trong quá trình sử dụng.

4. Các loại máy khoan cầm tay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại máy khoan cầm tay khác nhau với các công dụng khác nhau được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là các loại máy khoan cầm tay phổ biến

4.1. Phân loại dựa trên cách hoạt động của máy khoan

Dựa trên cách hoạt động của máy khoan thì có 2 loại máy khoan cầm tay là máy khoan cầm tay dùng điện và máy khoan cầm tay dùng pin. Cụ thể như sau:
- Máy khoan cầm tay dùng điện: Đây là loại máy khoan sử dụng nguồn điện được cấp trực tiếp từ dây dẫn. Các loại máy khoan cầm tay dùng điện được nhiều người lựa chọn sử dụng bởi công suất của máy khoan lớn, có tính ổn định cao. Tuy nhiên có một nhược điểm của các loại máy khoan cầm tay dùng điện là do thiết kế dây nguồn cắm trực tiếp vào nguồn điện nên sẽ có hạn chế về vị trí sử dụng khoan và khoảng cách nên tính linh hoạt của máy khoan này là thấp.
- Máy khoan cầm tay dùng pin: Với một thiết kế vô cùng hiện đại với pin được tích hợp ở chân của máy khoan, các loại máy khoan cầm tay dùng pin có thể sử dụng linh hoạt được ở các vị trí khác nhau mà không bị giới hạn. Và đặc biệt hơn cả là các loại máy khoan cầm tay dùng pin có kích thước nhỏ gọn, thiết kế đơn giản nên có thể sử dụng được ở những vị trí khó tiếp cận.
Máy khoan cầm tay dùng điện và dùng pin
Máy khoan cầm tay dùng điện và dùng pin

4.2. Phân loại theo kiểu làm việc của máy khoan

Theo kiểu làm việc của máy khoan thì có các loại máy khoan cầm tay có thể kể đến như: máy khoan động lực, máy khoan bê tông, máy khoan bắt vít, máy khoan thông thường,... Cụ thể như sau:
- Máy khoan động lực: Đây là loại máy khoan được sử dụng đa năng trên rất nhiều các loại vật liệu khác nhau, do đó loại máy khoan này phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau. Máy khoan động lực có chức năng đổi chiều xoay nên có thể sử dụng để khoan lỗ hoặc bắt vít.
Máy khoan động lực
Máy khoan động lực
 
- Máy khoan bê tông: Máy khoan bê tông là thiết bị có thể khoan được các vật liệu cứng như bê tông. Chính vì vậy, máy khoan bê tông rất thích hợp để làm việc trong đục phá bê tông nhanh chóng, giúp mọi người tối ưu được thời gian và công sức làm việc. 
Máy khoan bê tông
Máy khoan bê tông
 
- Máy khoan bắt vít: Bên cạnh chức năng khoan lỗ thì máy khoan còn có chức năng để vặn ốc, bắt vít lên bề mặt cứng. Mũi khoan bắt vít hoạt động êm ái, động cơ có công suất lớn giúp tối ưu lực tác động của con người.
- Máy khoan thông thường: Đây là loại máy khoan được sử dụng để khoan các lỗ nhỏ lên bề mặt kim loại như nhôm, sắt, thép, gỗ,... Tốc độ không tải của thiết bị này tuy không cao nhưng có đa dạng các chức năng vặn ốc khác nhau, đồng thời có thể điều chỉnh tốc độ khoan phù hợp với nhiều loại vật liệu khác nhau.

5. Công dụng của máy khoan cầm tay

Máy khoan cầm tay không chỉ đơn thuần là một công cụ để khoan lỗ mà còn có nhiều công dụng khác nhau, tùy thuộc vào loại máy và phụ kiện đi kèm. Dưới đây là các công dụng máy khoan cầm tay:
- Khoan lỗ: Một công dụng máy khoan cầm tay quan trọng nhất phải kể đến là khoan lỗ. Tùy thuộc vào loại mũi khoan và vật liệu cần khoan, người dùng có thể khoan lỗ trên gỗ, kim loại, nhựa, gạch, bê tông và nhiều loại vật liệu khác. Với các máy khoan búa hoặc máy khoan động lực, việc khoan lỗ trên các vật liệu cứng như bê tông hoặc đá trở nên dễ dàng hơn nhiều.
- Chức năng vặn vít: Một công dụng máy khoan cầm tay cần kể đến tiếp theo là công dụng bắt vít. Nhiều máy khoan cầm tay có thể chuyển đổi thành máy vặn vít bằng cách thay đổi mũi khoan thành đầu vít. Điều này rất hữu ích khi lắp ráp đồ nội thất, lắp đặt các thiết bị điện tử, hoặc trong các công việc xây dựng nhẹ. Máy khoan pin thường được sử dụng cho mục đích này nhờ tính di động và dễ sử dụng.
- Khoan phá: Đối với các công việc nặng, máy khoan búa hoặc máy khoan động lực có thể được sử dụng để khoan phá các bề mặt cứng như bê tông, gạch hoặc đá. Cơ chế búa mạnh mẽ của các máy này cho phép chúng có thể phá vỡ các bề mặt mà không cần nhiều công sức từ người dùng.
- Đánh bóng: Bằng cách gắn thêm phụ kiện đánh bóng, máy khoan cầm tay cũng có thể được sử dụng để đánh bóng bề mặt kim loại, gỗ hoặc nhựa. Công dụng này thường được sử dụng trong các công việc hoàn thiện hoặc làm đẹp bề mặt sản phẩm.
- Khoan góc hẹp: Với máy khoan góc, người dùng có thể dễ dàng khoan lỗ ở những vị trí khó tiếp cận hoặc trong không gian hẹp, điều mà các máy khoan thông thường không thể thực hiện được.
Công dụng máy khoan cầm tay
Công dụng máy khoan cầm tay

6. Ứng dụng của máy khoan cầm tay

Máy khoan cầm tay có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Các ứng dụng của máy khoan cầm tay có thể kể đến như:
- Ứng dụng trong kỹ thuật: Máy khoan cầm tay được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều các công việc khác nhau, VD như: lắp đặt, sửa chữa, chế tạo và hỗ trợ khoan cũng như bắt vít trên nhiều các bề mặt khác nhau như bê tông, thép, gỗ, kim loại,... Các loại máy khoan cầm tay cũng là thiết bị không thể thiếu với kỹ thuật viên, thợ chuyên nghiệp, giúp nâng cao năng suất lao động. Máy khoan cầm tay được sử dụng trong các lĩnh vực làm gỗ, xây dựng, sửa chữa, sản xuất công nghiệp,...
- Ứng dụng trong gia đình: Các loại máy khoan cầm tay có công suất thấp thường được các gia đình lựa chọn và sử dụng trong các công việc VD như: trang trí và lắp đặt nội thất hay sửa chữa thiết bị hư hỏng hoặc chế tạo các đồ handmade và decor nhà cửa.
 
Kết luận: Trên đây là những kiến thức bổ ích về máy khoan và cụ thể là máy khoan cầm tay mà Bảo An đã đem đến cho các bạn. Hy vọng rằng các kiến thức này sẽ hữu ích cho công việc của bạn.
 13      27/09/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 69 -  Đã truy cập: 126.787.759
share