Hiện tượng sét lan truyền là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với hệ thống điện. Chúng gây hư hỏng, phá hủy hệ thống điện dân sinh, công nghiệp và cả những công trình công cộng. Để giúp các thiết bị điện an toàn khi gặp tình trạng quá áp do sự cố gặp sét đánh, người ta sử dụng thiết bị điện chống sét lan truyền (SPD). Vậy
thiết bị chống sét lan truyền là gì? Nguyên lý chống sét lan truyền như thế nào? Hãy cùng
Bảo An tìm hiểu trong bài viết sau đây.
I. Khái quát về sét lan truyền và thiết bị chống sét lan truyền
1.Sét lan truyền là gì?
Sét lan truyền là hiện tượng khi một luồng sét đánh vào vị trí bất kì thì trong vòng bán kính 2km tính tại vị trí sét đánh, nó sẽ gây ra cảm ứng điện từ lên dây điện, các vật bằng kim loại, đường truyền dữ liệu gần đó dẫn đến hư hỏng.
Hình 1: Sét lan truyền
2.Thiết bị chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền là gì?
Là thiết bị có khả năng giới hạn hay thay đổi hướng dòng điện tăng, Thiết bị chống sét theo tiếng Anh gọi là Surge Protection Device - viết tắc SPD là một công cụ có thể giúp các thiết bị điện an toàn khi gặp tình trạng quá áp do sự cố gặp sét đánh. Về cách lắp đặt nó thường được kết nối song song đến những thiết bị cần được bảo vệ.
Hình 2: Thiết bị chống sét lan truyền
Do đó, trong tình huống gặp sét đánh khi phát hiện điện áp tăng quá so với mức quy định của thiết bị chống sét lan truyền, thiết bị này sẽ dẫn dòng điện đến hệ thống nối đất. Trong thời gian xảy ra tình trạng quá áp thì điện trở của SPD rất thấp. Nó sẽ đảm nhận nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đường truyền đang có điện trở thấp xuống đất. Khi sự cố kết thúc, thiết bị chống sét lan truyền sẽ cung cấp đường dẫn điện trở cao trở lại cho dòng điện.
Trước đây, Thiết bị chống sét lan truyền SPD còn được gọi là TVS hay là bộ chống sét lan truyền thứ cấp. Hiện nay, Thiết bị chống sét lan truyền có nhiều loại gồm: loại 1, 2 và 3 theo tiêu chuẩn UL 1449. Nó thường được dùng trong hệ thống điện xoay chiều.
Hình 3: Mô tả về sét lan truyền và thiết bị chống sét lan truyền
II. Nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền
Nguyên lý chống sét lan truyền hay nguyên lý hoạt động của thiết bị chống sét lan truyền trong hệ thống điện là việc dựa trên nguyên lý mạch bảo vệ. Khi sét đánh vào hệ thống thì thiết bị sẽ thực hiện ngay lập tức thực hiện chức năng chống sét. Thông qua bộ lọc, chúng triệt tiêu xung nhiễu của sét lên thiết bị điện để bảo vệ quá áp, quá tải cho đường dây không xảy ra các sự cố chập cháy.
III. Phân loại hệ thống chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền trong hệ thống điện được chia thành 3 loại, cụ thể như sau:
1. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 1
Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp cụ thể như xí nghiệp, tòa nhà, nhà máy công nghiệp,… đã được bảo vệ bởi hệ thống chống sét hoặc lồng lưới chống sét trực tiếp.
Thiết bị này bảo vệ cho hệ thống điện. SPD loại 1 có khả năng xả dòng ngược do dòng sét lan truyền dội ngược từ dây dẫn đất đến dây dẫn của hệ thống lưới điện.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 1 được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 10/350µs
2. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 2
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 là hệ thống bảo vệ chính cho tất cả các thiết bị điện hạ thế. Thiết bị này được lắp đặt trong mỗi tử điện để ngăn ngừa sự lan truyền quá áp trong hệ thống điện và bảo vệ các tải.
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi dòng điện dạng sóng 8/20µs.
3. Chống Sét Lan Truyền SPD Loại 3
Thiết bị chống sét lan truyền loại 3 có dung lượng xả thấp. Chính vì thế, chúng phải được lắp đặt một cách bắt buộc như thiết bị bổ sung cho SPD Loại 2 và trong vùng lân cận các tải nhạy cảm
Thiết bị chống sét lan truyền loại 2 được đặc trưng bởi sự kết hợp của các sóng điện áp (1.2/50µs) và sóng dòng (8/20µs).
Hình 3: Phân cấp hệ thống sét lan truyền
IV. Lựa chọn thiết bị chống sét lan truyền SPD
Có nhiều đặc điểm cần chú ý khi lựa chọn chống sét lan truyền SPD
- Số pha bảo vệ: 1P, 1P+N, 2P, 3P, 3P+N
- Đặc điểm dòng điện của thiết bị chống sét lan truyền SPD
In: Dòng xả định mức (kA)
Imax: Dòng xả tối đa (kA)
- Đặc điểm điện áp của thiết bị chống sét lan truyền SPD
Ue: Điện áp làm việc định mức (VAC)
Uc: Điện áp làm việc liên túc lớn nhất (VAC)
Up: Điện áp xung tối đa (kV)
Hình 4: Thiết bị chống sét lan truyền SPD
V. Lưu ý khi lắp đặt chống sét lan truyền
Thiết bị chống sét lan truyền Schneider là sản phẩm chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn Châu Âu mang lại sự chính xác, linh hoạt cũng như trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
Hiện nay, trên thị trường, quý khách hàng có thể tìm mua thiết bị chống sét lan truyền Schneider với các series như:
- Thiết bị chống sét lan truyền Acti 9
- Thiết bị chống sét lan truyền Easy 9
Tham khảo thêm thông số kỹ thuật và giá chống sét lan truyền Easy9 SCHNEIDER EZ9L33720
tại đây
VI. Ứng dụng của thiết bị chống sét lan truyền
1. Bảo vệ hệ thống điện nhà ở
Để bảo vệ mái ấm gia đình, việc sử dụng thiết bị chống sét cho hệ thống điện trong nhà, nhất là vào mùa mưa bão là điều hoàn toàn cần thiết. Đây được xem là một trong những ứng dụng nổi bật của thiết bị chống sét lan truyền, giúp đảm bảo an toàn về tính mạng cho người và tài sản.
2. Bảo vệ hệ thống đường truyền tín hiệu
Thiết bị có khả năng lọc và làm tiêu hao xung sét hiệu quả. Nhờ vậy, chúng được sử dụng trong hệ thống các dây điện hoặc ăng-ten với cơ chế bảo vệ cho đường truyền được hoạt động liên tục, nhất là vào những ngày giông bão.
Theo nhận định của chuyên gia, hệ thống đường truyền tín hiệu là một trong những mục tiêu của dòng sét. Cụ thể, có đến 75% các đường truyền tín hiệu bị hỏng do sét đánh. Thiết bị chống sét lúc này có tác dụng ngăn chặn triệt để những tai nạn như thế xảy ra.
3. Ứng dụng rộng rãi trong nhà ở hay toà nhà cao tầng
Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện được sử dụng trong tòa nhà có chiều cao vượt trội để ngăn chặn các tai nạn xảy ra. Trên nóc tòa nhà, khi có giông, thiết bị sẽ cắt xung sét và chống nhiễu hiệu quả để đảm bảo an toàn cho con người cũng như công trình.
Bên cạnh đó, đặc thù của nhà xưởng và khu công nghiệp có nhiều trang thiết bị máy móc với chi phí đầu tư cao. Việc bảo vệ thiết bị này khỏi dòng sét là điều hoàn toàn cần thiết.
Hình 5: Ứng dụng của thiết bị chống sét lan truyền
Kết luận: Thiết bị chống sét lan truyền là thiết bị bảo vệ hệ thống điện cần thiết. Trên đây, là bài viết Bảo An đã tổng hợp lại và chia sẻ đến Quý Bạn đọc về thiết bị chống sét lan truyền là gì? Và nguyên lý chống sét lan truyền. Hy vọng bài viết mang lại kiến thức hữu ích cho bạn và công việc của bạn.