Tìm hiểu các loại đồng hồ đo điện và công dụng của chúng

Các loại đồng hồ đo điện là những thiết bị đo điện được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những người kỹ sư hay những người thợ điện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng đồng hồ đo điện là gì? Và có các loại đồng hồ đo điện nào và công dụng của chúng ra sao. Để hiểu rõ thêm về các vấn đề này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bảo An Automation

1. Đồng hồ đo điện là gì?

Đồng hồ đo điện là gì? Đồng hồ đo điện về cơ bản được hiểu là các thiết bị dùng để đo đạc và kiểm tra các tín hiệu điện. Với các loại đồng hồ đo điện, bạn có thể dễ dàng thực hiện được việc đo đạc các thông số đo như dòng điện, điện áp, tần số, sóng điện. Trên thị trường hiện nay, có đa dạng các loại đồng hồ điện khác nhau với công dụng khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau như đại lượng đo, các chức năng cần đo.
Đồng hồ đo điện là gì?
Đồng hồ đo điện là gì?

2. Các loại đồng hồ đo điện phổ biến

Hiện nay, các loại đồng hồ đo điện có rất nhiều loại khác nhau với các chức năng khác nhau. Có một số loại đồng hồ đo điện phổ biến như: đồng hồ vạn năng, ampe kìm, máy đo điện trở đất, máy đo điện trở cách điện,... Với mỗi loại thiết bị đo điện khác nhau đều có những ưu nhược điểm cũng như có công dụng khác nhau đều được sử dụng trong từng công việc phù hợp. Dưới đây là các loại đồng hồ đo điện phổ biến.

2.1. Ampe kìm

a. Ampe kìm là gì?

Ampe kìm hay còn có tên gọi khác là đồng hồ kẹp dòng. Đây là một trong các loại đồng hồ đo điện cầm tay chuyên dụng nhất hiện nay. Đây là thiết bị có thể đo trực tiếp dòng điện đi qua dây dẫn trong khi không cần phải ngắt mạch điện hay đấu nối với thiết bị cần đo.
Đồng hồ kẹp dòng hay ampe kìm có khả năng đo được những dòng điện lên tới hàng trăm hay hàng nghìn ampe, trong khi nhiều thiết bị đo điện khác không thể thực hiện được.
Ampe kìm
Ampe kìm
 
==> Để hiểu thêm về ampe kìm, mời bạn tham khảo hình ảnh cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm Ampe kìm HIOKI 3280-10F hiện đang được phân phối ở Bảo An tại đây

b. Các loại ampe kìm

Ampe kìm có các loại khác nhau được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên một số tiêu chí như sau:
- Theo cơ cấu hiển thị: Theo cơ cấu hiển thị, ampe kìm sẽ tương tự như đồng hồ vạn năng. Dưới đây là hai dòng ampe kìm theo có cấu hiển thị phổ biến nhất đó là ampe kìm hiển thị kìm và ampe kìm điện tử số.
+ Ampe kìm chỉ thị kim là dạng ampe kìm analog tức là kết quả đo sẽ được hiển thị bằng kim chỉ thị trên mặt đồng hồ. Dòng ampe này có kích thước nhỏ gọn, đo được các chức năng cơ bản, tương đối khó đọc kết quả nhưng giá thành phải chăng.
+ Ampe kìm dạng điện tử số là dạng digital tức là hiển thị kết quả dạng số trên màn hình. Ampe kìm dạng số được đánh giá cao do khả năng đo chính xác, đa chức năng, đọc số liệu nhanh, dễ dàng tuy nhiên các loại ampe kìm số lại có giá thành cao hơn ampe kìm dạng kim.
- Theo tín hiệu đo:
+ Ampe kìm AC: Là dạng đồng hồ ampe kìm đo được dòng xoay chiều AC.
+ Ampe kìm DC: Đây là dạng đồng hồ ampe kìm có thể đo được dòng điện một chiều DC.
+ Ampe kìm AC/DC: Đây là thiết bị ampe kìm có thể đo được dòng xoay chiều và dòng một chiều.

c. Các ưu điểm của ampe kìm

Ampe kìm có những ưu điểm nổi bật mà bạn cần biết đến như sau:
- Thực hiện được những phép đo đơn giản, nhanh chóng khi chỉ cần dùng hàm kẹp qua dây dẫn trực tiếp.
- Độ an toàn của ampe kìm cao, khả năng giảm thiểu được những sự cố rủi ro từ việc phải ngắt nguồn điện, hay nối với mạch đo.
- Mang đến sự tiện lợi trong những trường hợp không thể ngắt điện hay dừng hoạt động của máy móc, động cơ.
- Ampe kìm có khả năng đo được dòng lớn có thể lên đến 4000A.

d. Chức năng và công dụng của ampe kìm

Khi tìm hiểu về sản phẩm ampe kìm thì bạn cũng cần biết được các chức năng của ampe kìm để phục vụ trong từng công việc:
- Hàm kẹp: Có chức năng đo cường độ dòng điện chạy trong các mạch với giá trị hiệu dụng và dòng định mức. Ngoài ra, các loại ampe kìm có thể thực hiện thêm nhiều các tính năng mở rộng như đo dòng khởi động, đo dòng rò hay đo công suất,...
- Que đo: Có tác dụng đo những chức năng của đồng hồ vạn năng như đo điện áp, đo dòng điện hoặc đo thông mạch.

2.2. Đồng hồ vạn năng

a. Đồng hồ vạn năng là gì?

Đồng hồ vạn năng (tên tiếng Anh là Multimeters) hay còn gọi là đồng hồ VOM, đây là một thiết bị được biết đến với rất nhiều chức năng đo dòng điện, kiểm tra các thiết bị khác nhau. Đồng hồ vạn năng có thể thực hiện được các chức năng đo điện áp, đo dòng điện hay đo điện trở. 
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng

b. Các loại đồng hồ vạn năng

Trên thị trường hiện nay, đồng hồ vạn năng chủ yếu được phân loại theo cơ cấu hiển thị bao gồm: đồng hồ vạn năng hiển thị kim và đồng hồ vạn năng hiển thị số. Cụ thể mỗi loại như sau:
- Đồng hồ vạn năng kim: Đồng hồ vạn năng kim là dạng đồng hồ cơ học, cho ra kết quả đo bằng chỉ thị kim ngay trên mặt đồng hồ. Đồng hồ vạn năng kim có ưu điểm là thiết kế nhỏ gọn, sử dụng đơn giản, giá thành phải chăng. Đồng hồ vạn năng kim được sử dụng phổ biến trong việc đo và kiểm tra điện đơn giản, không yêu cầu phức tạp.
Đồng hồ vạn năng kim
 
- Đồng hồ vạn năng điện tử: Đồng hồ vạn năng điện tử hay còn có tên gọi khác là đồng hồ vạn năng điện tử số, đây là loại đồng hồ vạn năng được dùng rất phổ biến hiện nay. Các loại đồng hồ vạn năng điện tử được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, dễ sử dụng với các chức năng hiển thị số. Đồng hồ vạn năng điện tử có chức năng đo điện trở, điện áp, đo thông mạch, đo dòng điện,...
Đồng hồ vạn năng điện tử
Đồng hồ vạn năng điện tử

c. Công dụng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng có các công dụng chính có thể kể đến như sau:
- Đồng hồ vạn năng có chức năng đo lường và kiểm tra thông số của các linh kiện điện tử, thiết bị điện. Hiện nay, đồng hồ vạn năng được sử dụng rất phổ biến và không thể thiếu đối với những người làm việc trong ngành điện, điện tử. 
- Chức năng kiểm tra pin: Một công dụng đơn giản nhất của đồng hồ vạn năng đó là kiểm tra pin. Việc kiểm tra pin bằng đồng hồ vạn năng giúp bạn xác định được dung lượng còn lại của viên pin nhanh chóng cũng như biết được thiết bị đang sử dụng bị hư hỏng phần cứng hay đơn giản là hết pin không hoạt động được.
- Kiểm tra mạch điện xem có hư hỏng ở đâu không. Đây là một công dụng đo thông mạch, rất hữu ích để kiểm tra các dây dẫn dài hoặc các mạch điện ẩn trong tường. Chúng giúp kiểm tra mạch điện có bị đứt hay hư hỏng ở đâu không.
- Kiểm tra đầu ra của các nguồn điện: Đồng hồ VOM có chức năng đo điện áp của nguồn điện giúp bạn biết được điện áp của nguồn để sử dụng cho các thiết bị cần thiết. 

2.3. Đồng hồ đo điện trở cách điện

a. Đồng hồ đo điện trở cách điện là gì?

Đồng hồ đo điện trở cách điện là loại đồng hồ đo điện Ohm kế rất đặc biệt. Thiết bị này sử dụng dòng điện một chiều với giá trị điện áp cao để đặt vào và đo điện trở của vật liệu, khả năng cách điện, kiểm tra rò rỉ của dòng điện. Do vậy, loại đồng hồ đo điện trở cách điện còn có chức năng kiểm tra nguy cơ bị điện giật hay chập cháy.
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Đồng hồ đo điện trở cách điện

b. Các loại đồng hồ đo điện trở cách điện

Các loại đồng hồ đo điện trở cách điện cũng được phân loại theo kiểu hiển thị đó là đồng hồ đo điện trở cách điện hiển thị kim và đồng hồ đo điện trở cách điện hiển thị số. Với mỗi loại đồng hồ đo điện trở cách điện khác nhau cũng có những ưu điểm và những hạn chế giống như hai loại đồng hồ đã nêu ở trên là ampe kìm và đồng hồ vạn năng. Bạn có thể lựa chọn thiết bị đo điện trở cách điện phù hợp nhất dựa vào yêu cầu sử dụng.
Ngoài ra, các loại đồng hồ đo điện trở cách điện còn được phân loại theo kiểu điện áp thử đó là:
- Loại 1 dải điện áp: Tùy thuộc vào điện áp thử, phổ biến với hai mức đó là 500V và 1000V.
- Loại nhiều dải điện áp:
  • Đối với các loại đồng hồ đo điện trở cách điện dùng cho những thiết bị có điện áp thấp sẽ có nhiều lựa chọn điện áp thử từ 2,3,5,6,7 và dao động trong khoảng từ 50-1000V.
  • Đối với các loại đồng hồ đo điện trở cách điện dùng cho những thiết bị có điện áp cao sẽ thường có dải đo từ 250 - 15000V, loại này được ứng dụng đối với các động cơ hay các loại máy biến áp điện áp cao.
Các loại đồng hồ đo điện trở cách điện hoạt động với rất nhiều các chức năng khác nhau như đo điện trở cách điện, đo điện áp AC. Ngoài ra một số loại đồng hồ đo điện trở cách điện còn có thêm chức năng đo thông mạch hay đo điện áp AC.

c. Công dụng của đồng hồ đo điện trở cách điện

- Các loại đồng hồ đo điện trở cách điện có rất nhiều các chức năng khác nhau như đo điện trở cách điện, đo điện áp AC. Ngoài ra, một số sản phẩm đồng hồ đo điện trở cách điện còn được tích hợp chức năng đo thông mạch.
- Ngoài ra, các loại đồng hồ đo điện trở cách điện còn có thể sử dụng để kiểm tra tình trạng cách điện của dây dẫn, của vật liệu trong sản xuất, chế tạo, lắp đặt,...

2.4. Đồng hồ đo điện trở đất

a. Đồng hồ đo điện trở đất là gì?

Đồng hồ đo điện trở đất hay còn gọi là máy đo điện trở đất, tên tiếng Anh là Earth Tester. Đây là thiết bị kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở tiếp địa của điện cực nối đất hoặc của hệ thống điện cực nối đất (hay còn gọi là hệ thống nối đất) bằng phương pháp đo 3 cực có sử dụng dòng điện xoay chiều với tần số thấp.
Đồng hồ đo điện trở đất cũng có hai loại chính tương tự như các loại đồng hồ đo điện được nêu ở 3 phần trên là đồng hồ đo điện trở đất chỉ thị kim và đồng hồ đo điện trở đất hiện số. Các loại đồng hồ đo điện trở đất có tốc độ đo nhanh chóng và độ chính xác cao. Đặc biệt là với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, điều này cho phép người dùng có thể sử dụng và di chuyển dễ dàng.
Đồng hồ đo điện trở đất
Đồng hồ đo điện trở đất

b. Các chức năng của đồng hồ đo điện trở đất

- Các loại đồng hồ đo điện trở đất có chức năng đánh giá độ an toàn của hệ thống nối đất. Đồng hồ đo điện trở đất giúp hỗ trợ tính toán tốc độ dòng điện, cường độ dòng điện lan truyền trong đất. Ngoài ra, chúng còn giúp tính toán cân bằng điện thế lưới nối đất một cách chính xác.
- Thiết bị đo điện trở đất được sử dụng để kiểm tra tình trạng nối đất của các hệ thống chống sét, nhà máy điện, dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, nó là cơ sở quan trọng để triển khai hệ thống nối đất một cách chính xác và an toàn.

3. Công dụng của đồng hồ đo điện

Các công dụng chính của đồng hồ đo điện có thể kể đến như sau:
- Đo dòng điện AC, DC.
- Đo hiệu điện thế.
- Chức năng đo điện trở, đo thông mạch, kiểm tra kết nối mạch.
- Đo cường độ dòng điện nhỏ ngay cả khi có điện trở lớn.
- Đo được giá trị tự cảm của cuộn cảm, điện dung với ứng dụng kiểm tra và lắp đặt trong hệ thống điện.
- Đo và kiểm tra diode, transistor.
- Kiểm tra điện thoại, kiểm tra mạch điện ô tô.
 
Kết luận: Trên đây là những kiến thức bổ ích về các loại đồng hồ đo điện mà Bảo An đã đưa đến cho các bạn. Hy vọng các kiến thức bổ ích qua bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc của bạn.

 25      30/10/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 937 -  Đã truy cập: 128.292.131
share