Đồng hồ vạn năng là gì? Công dụng của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng là một thiết bị đo lường điện tử phổ biến được sử dụng trong các ứng dụng điện tử, điện lạnh, điện công nghiệp và các lĩnh vực kỹ thuật khác. Trong bài viết này, hãy cùng Bảo An Automation tìm hiểu đồng hồ vạn năng là gì? Công dụng của đồng hồ vạn năng là dùng để đo gì?

1. Khái niệm đồng hồ vạn năng là gì?

- Đồng hồ vạn năng là gì? Đồng hồ vạn năng hay vạn kế năng, đồng hồ Vom (vôn-ohm-miliampe) là một thiết bị đo lường điện đa chức năng. Nó thường được sử dụng trong các lĩnh vực như điện tử, điện lạnh, điện dân dụng và nhiều ngành công nghiệp khác.

Công dụng của đồng hồ vạn năng là đo các thông số về điện, bao gồm dòng điện xoay chiều (AC), dòng điện một chiều (DC), điện áp xoay chiều (AC), điện áp 1 chiều (DC), điện trở, tần số, điện dung, nhiệt độ và các thông số khác. Nó thường đi kèm với các chức năng như đo diode, kiểm tra liên tục, kiểm tra mạch điện và có thể có khả năng ghi dữ liệu.

- Hiện nay trên thị trường có 2 loại đồng hồ vạn năng phổ biến là: đồng hồ vạn năng tương tự (analog) và đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (digital) đến từ nhiều dòng nổi tiếng trên thị trường hiện nay như đồng hồ vạn năng Hioki, đồng hồ vạn năng Kyoritsu...
- Đồng hồ vạn năng tương tự còn được gọi là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim do thiết bị sẽ hiển thị kết quả đo được bằng chỉ thị kim trên mặt đồng hồ. 
Thông thường, đồng hồ vạn năng tương tự sẽ chỉ có 3 chức năng đo chính là cường độ dòng điện (A), hiệu điện thế (V) và điện trở (Ω), ít chức năng hơn, độ phân giải và chính xác cũng thấp hơn so với đồng hồ vạn năng điện tử. Tuy nhiên, dòng máy này lại không cần nguồn điện nuôi khi hoạt động trong chế độ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.
- Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số. Dòng máy này còn có tên gọi khác là đồng hồ vạn năng số. Thiết bị có độ phân giải và độ chính xác cao, được trang bị nhiều chức năng đo như: đo điện trở, tần số, tụ điện, thông mạch,... Đồng thời, sản phẩm có nhiều tiện ích đi kèm như: chức năng giữ giá trị đo, đèn nền, mở rộng dải đo dòng điện,... Kết quả đo được sẽ được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số (LCD) giúp việc đọc kết quả dễ dàng hơn.
Khác với đồng hồ vạn năng tương tự không cần nguồn nuôi, đồng hồ vạn năng hiện số sử dụng các linh kiện điện tử chủ động, và do đó cần có nguồn điện như pin để hoạt động.
Đồng hồ vạn năng của hãng HIOKI
Hình 1: Đồng hồ vạn năng của hãng HIOKI
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều đồng hồ vạn năng chất lượng và nổi tiếng như: Đồng hồ vạn năng HIOKI, đồng hồ vạn năng KYORITSU,...

2. Cấu tạo đồng hồ vạn năng

Trên thị trường hiện nay, đồng hồ vạn năng được chia thành hai loại chính là đồng hồ vạn năng chỉ thị kim và đồng hồ vạn năng hiển thị số. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau. Vì thế, người sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi sử dụng. Cụ thể cấu tạo của từng loại đồng hồ như sau:

2.1. Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim

Loại đồng hồ vạn năng kim là loại đồng hồ vạn năng được sử dụng rất phổ biến. Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim bên trong bao gồm: đầu cắm que đo (OUTPUT và COM), khối hiển thị M, khối nguồn, hệ thống điện trở bù nhiệt, khối bảo vệ và khối đo. Cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng kim sẽ bao gồm các bộ phận như sau:
1- Kim chỉ thị đây là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo bên ngoài của đồng hồ vạn năng kim, được nằm trên thước hình cung, có tác dụng hiển thị kết quả đo.
2- Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
3- Đầu đo điện áp xoay chiều (AC)
4- Đầu đo dương (+) hoặc đầu đo bán dẫn P (bán dẫn dương)
5- Đầu đo chung (COM) hoặc bán dẫn N (bán dẫn âm)
6- Vỏ thước
7- Mặt chỉ thị
8- Mặt kính
9- Vỏ sau
10- Nút điều chỉnh 0Ω
11- Chuyển mạch thang đo
12- Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim
Hình 2: Cấu tạo đồng hồ vạn năng kim

2.2. Cấu tạo đồng hồ vạn năng số

- Đồng hồ vạn năng số là thiết bị đồng hồ vạn năng hiển thị kết quả ở dạng số. Đồng hồ vạn năng số được thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng cầm tay và di chuyển tới mọi vị trí làm việc
- Cấu tạo của đồng hồ vạn năng số về cơ bản sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau:
Màn hình LCD: Cho phép hiển thị kết quả đo một cách rõ ràng, nhanh chóng và chính xác nhất:
1. V~: Đây là thang đo điện áp xoay chiều
2. V-: Là thang đo điện áp một chiều
3. A~: Là thang đo dòng điện xoay chiều
4. A-: Thang đo dòng điện một chiều
5. Ω: Thang đo điện trở
6. F: Thang đo điện dung
7. hFE: Thang đo hệ số khuếch đại dòng tĩnh
8. Núm vặn: Giúp bạn lựa chọn những thang đo, dải đo phù hợp với nhu cầu sử dụng
9. Hold: Nút giữ dữ liệu
10. Chân cắm: Bao gồm chân cắm đỏ và chân cắm đen dùng để kết nối cùng với đầu dò giúp cho thao tác đo được đơn giản hơn. Thông thường, giắc cắm sẽ nằm ở cuối của máy đo điện. Một số loại đồng hồ vạn năng khác có thể có từ 3 đến 4 giắc cắm
Cấu tạo đồng hồ vạn năng số
Hình 3: Cấu tạo đồng hồ vạn năng số

3. Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng

Đồng hồ vạn năng có 2 loại chính là đồng hồ vạn năng số và đồng hồ vạn năng kim với cấu tạo khác nhau do đó nguyên lý hoạt động của hai loại đồng hồ vạn năng này cũng khác nhau. Hãy cùng Bảo An tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hai loại đồng hồ vạn năng này trong phần dưới đây:

3.1. Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kim

Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kim dựa trên nguyên lý của cảm ứng điện từ. Khi tiến hành đo mạch điện, thiết bị điện có dòng điện sẽ đi qua khung dây của đồng hồ. Lúc này, dòng điện tác động với từ trường của nam châm vĩnh cửu sẽ làm cho khung dây quay kéo theo kim chỉ thị quay theo. Khi moment quay đến mức cân bằng với moment của lò xo thì sẽ làm cho kim chỉ thị dừng lại. Vị trí mà kim dừng lại chính là giá trị đo trên thang đo kết quả.
Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kim
Hình 4: Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng kim

3.2. Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng số

Đồng hồ vạn năng hiện số là loại đồng hồ vạn năng được tích hợp thêm bộ xử lý tín hiệu từ que đo truyền về. Từ đó, đồng hồ sẽ thực hiện xử lý thông tin, độ tự cảm của cuộn dây để đưa ra kết quả trên màn hình hiển thị. Nguyên lý làm việc của đồng hồ vạn năng số khá đơn giản nhờ bộ xử lý công nghệ hiện đại kết hợp với màn hình LCD, từ đó người dùng có thể sử dụng đồng hồ dễ dàng và nhanh chóng.

4. Công dụng của đồng hồ vạn năng

- Công dụng của đồng hồ vạn năng là gì? Hay tác dụng của đồng hồ vạn năng là gì? Đây là câu hỏi thường gặp khi sử dụng đồng hồ vạn năng. Để giải đáp câu hỏi này, các bạn hãy cùng Bảo An tìm hiểu về công dụng của đồng hồ vạn năng trong phần dưới đây nhé. 
- Công dụng của đồng hồ vạn năng là đo lường và kiểm tra chỉ số của các linh kiện, sản phẩm điện, điện tử. Hiện nay, chúng rất phổ biến và là vật bất ly thân của những người làm việc trong ngành điện, điện tử. Việc đo lường và kiểm tra chỉ số của đồng hồ vạn năng có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện, điện tử.
- Nhắc tới các thiết bị, linh kiện điện, điện tử thì các trị số dòng điện, điện trở và nhiều thông số khác đòi hỏi phải có những giá trị rất chính xác và phù hợp. Mà để kiểm tra đo lường được các thông số này thì không thể không cần tới đồng hồ vạn năng.
- Trong quá trình kiểm tra và sửa chữa các thiết bị, linh kiện điện, điện tử thì việc phát hiện các lỗi và hư hỏng là không thể thực hiện bằng mắt thường hay bằng tay. Để phát hiện ra các chi tiết hư hỏng người ta cần phải sử dụng tới đồng hồ vạn năng để đo các chỉ số và so sánh để tìm ra chính xác vị trí, chi tiết linh kiện bị hỏng để tiến hành sửa chữa và thay thế.
Sau đây là các công dụng của đồng hồ vạn năng phổ biến nhất: 

4.1 Kiểm tra pin

Một ứng dụng đơn giản nhất và thường xuyên nhất của đồng hồ vạn năng chính là kiểm tra pin. Để thực hiện phép kiểm tra này ta sẽ sử dụng chức năng đo điện áp một chiều của đồng hồ đo. Kiểm tra pin giúp bạn xác định được dung lượng còn lại của viên phin hoặc nhanh chóng biết được thiết bị bạn đang sửa chữa bị hỏng ở phần cứng hay đơn giản là hết pin nên không hoạt động được

4.2 Kiểm tra mạch điện có bị hỏng ở đâu hay không

Một công dụng khác của đồng hồ vạn năng là đo thông mạch. Đây là một công dụng vô cùng hữu ích trong việc kiểm tra các dây dẫn dài hoặc các mạch điện ẩn trong tường, nó giúp kiểm tra dây dẫn có bị đứt hoặc hỏng ở đâu hay không. Bằng cách chập que đo vào hai đầu của dây dẫn cần kiểm tra nếu đồng hồ phát ra tiếng "bíp" có nghĩa dây dẫn không đứt -> nếu thiết bị không lên chứng tỏ nó đang hỏng ở một khu vực khác

4.3 Kiểm tra linh kiện có bị hỏng hoặc cháy hay không

Một loạt các chức năng đo và kiểm tra linh kiện đến từ vạn năng sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm tra xem các linh kiện này còn sử dụng được hay không, ứng dụng này đặc biệt hữu ích khi sửa chữa hoặc kiểm tra nhanh trên các bảng mạch bị hỏng

4.4 Kiểm tra đầu ra của các bộ nguồn điện

Các máy móc hoặc thiết bị điện đều cần được cung cấp một giá trị điện áp và dòng điện riêng biệt để hoạt động, nếu không có các tấm nhãn hoặc ghi chú thì làm sao biết được nguồn điện đó cấp một đầu ra là bao nhiêu để ta có thể sử dụng đúng cho loại thiết bị đang cần. Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần có một chiếc VOM chuyển chức năng về đo điện áp và kết nối với hai đầu nguồn điện để đọc thông số

4.5 Sửa chữa thiết bị điện tử

Với bộ chức năng đa dạng của mình như đo điện áp, dòng điện, đo các loại linh kiện, đo thông mạch... đồng hồ vạn năng là trợ thủ đắc lực và gần như không thể thiếu của các thợ sửa chữa điện vì chỉ với một thiết bị nhỏ gọn mà bạn có thể "bắt mạch" được hầu hết các lỗi có thể xảy ra ở các thiết bị điện
 
Đồng hồ vạn năng
Hình 5: Đồng hồ vạn năng
 Ví dụ sản phẩm đồng hồ Hioki 3244 60 đang được bán trên website baa.vn.

5. Những lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng

Minh họa hoạt động của đồng hồ vạn năng
Hình 6: Minh họa hoạt động của đồng hồ vạn năng
Để sử dụng đồng hồ vạn năng hiệu quả và an toàn người dùng cần tuân thủ đúng cách sử dụng đồng hồ vạn năng cũng như lưu ý một số điểm về cách sử dụng đồng hồ vạn năng dưới đây:
- Tuyệt đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều, nếu bạn để nhầm thì chiếc đồng hồ đo điện vạn năng của bạn sẽ bị hỏng ngay lập tức.
- Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào nguồn AC, điều này sẽ gây hỏng đồng hồ của bạn.
- Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC, làm hỏng các điện trở trong đồng hồ đo điện vạn năng.
- Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo, nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
- Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim nhưng đồng hồ không bị hỏng.
- Nếu để nhầm thang đo dòng điện khi đo điện áp DC, có khả năng gây hỏng đồng hồ.
- Nếu để nhầm thang đo điện trở khi đo điện áp DC, đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong.

Kết luận: Trên đây là những kiến thức về đồng hồ vạn năng là gì? Cấu tạo của đồng hồ vạn năng, nguyên lý làm việc và cấu tạo của đồng hồ vạn năng  mà Bảo An Automation đã gửi đến các bạn, mong rằng những kiến thức này sẽ giải đáp được các câu hỏi của các bạn về sản phẩm này.
 321      17/08/2023

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Đường Bến Thóc, phường An Đồng, quận An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 35 -  Đã truy cập: 130.918.707
share