Găng tay chống hóa chất được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí như: về vật liệu chế tạo, về độ dài và công dụng của găng tay. Cụ thể như sau:
a. Phân loại theo vật liệu chế tạo
- Găng tay cao su chống hóa chất nitrile: Loại găng này có khả năng chống lại nhiều loại hóa chất, có độ bền cao và giá thành phải chăng. Loại găng tay này phù hợp với những công việc thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất như: axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ.
- Găng tay cao su chống hóa chất neoprene: Loại găng này thường được sử dụng khi tiếp xúc với các hóa chất như axit, kiềm, dung môi, dầu mỡ. Găng tay neoprene cũng có độ bền cao, phù hợp với môi trường hóa chất khắc nghiệt.
- Găng tay chống hóa chất PVC: Loại găng tay này có khả năng chống nước, axit, kiềm, giá thành rẻ tuy nhiên độ co giãn thấp. Loại găng tay này phù hợp với các công việc nhẹ.
- Găng tay cao su chống hóa chất latex: Loại găng tay này có khả năng chống axit, kiềm, có độ co giãn tốt. Găng tay cao su latex phù hợp với các công việc yêu cầu cần có độ ma sát và bám dính cao
- Găng tay viton và butyl: Loại găng tay làm từ chất liệu này được chuyên dùng cho việc bảo vệ chống lại các hóa chất cực kỳ mạnh và độc hại, bao gồm cả khí gas.
b. Phân loại theo độ dài
- Găng tay có chiều dài tới hoặc qua cổ tay: Loại găng tay này phù hợp cho các công việc nhẹ, ít phải tiếp xúc hóa chất, có chiều dài từ 20 - 30cm.
- Găng tay dài tới khuỷu tay: Loại găng tay này giúp bảo vệ cánh tay khỏi hóa chất, phù hợp cho công việc nặng, có chiều dài từ 30 - 55cm.
- Găng tay dài tới vai: Loại găng tay này có khả năng bảo vệ toàn bộ cánh tay và vai, phù hợp cho môi trường nguy hiểm, có chiều dài từ 55cm trở lên
c. Phân loại theo tính năng
- Khả năng chống trơn trượt: Tính năng này của găng tay giúp thao tác dễ dàng hơn trong môi trường ẩm ướt.
- Khả năng bám dính: Giúp cầm nắm vật dụng chắc chắn hơn.
- Khả năng chống cắt: Bảo vệ tay khỏi vật sắc nhọn.
- Khả năng chống nhiệt và chống lạnh: Giúp bảo vệ tay khỏi những môi trường có nhiệt độ thấp hoặc nhiệt độ cao
- Chống tĩnh điện: Sử dụng trong môi trường dễ cháy nổ do tĩnh điện.
- Khả năng cách điện: Sử dụng khi làm việc phải tiếp xúc trực tiếp với điện
3. Những lưu ý khi lựa chọn găng tay chống hóa chất
Khi lựa chọn găng tay chống hóa chất, người dùng cần chú ý những tiêu chí sau để có thể lựa chọn được sản phẩm găng tay chống hóa chất phù hợp với nhu cầu sử dụng và yêu cầu công việc.
- Xác định thời gian tiếp xúc với hóa chất: Đây là một tiêu chí quan trọng khi lựa chọn găng tay chống hóa chất. Nếu như thời gian tiếp xúc với hóa chất ngắn (khoảng dưới 1 giờ), người dùng có thể lựa chọn những loại găng tay mỏng, có giá thành rẻ. Nếu tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài (trên 1 giờ) thì cần phải lựa chọn những loại găng tay có độ bền và độ dày cao để chống hóa chất ăn mòn.
- Xác định loại hóa chất tiếp xúc: Khi lựa chọn găng tay chống hóa chất, người dùng cần chú ý đến một tiêu chí quan trọng là loại hóa chất tiếp xúc. Với hóa chất là acid hoặc kiềm thì ta nên chọn găng tay chống hóa chất làm từ cao su nitrile, neoprene hoặc làm từ vật liệu PVC. Nếu tiếp xúc với các dung môi, cần lựa chọn găng tay làm từ nitrile hoặc butyl. Với môi trường dầu mỡ, người dùng có thể lựa chọn găng tay làm từ cao su nitrile hoặc latex.
- Nồng độ của hóa chất: Một trong những tiêu chí khá quan trọng khi lựa chọn găng tay chống hóa chất đó là cần xác định được nồng độ của hóa chất khi tiếp xúc. Với hóa chất có nồng độ thấp, có thể sử dụng loại găng tay mỏng. Nếu nồng độ hóa chất cao, cần lựa chọn loại găng tay dày, có khả năng chống hóa chất trong thời gian dài.
- Xác định phần tay cần được bảo vệ: Người dùng cần xác định được phần tay cần bảo vệ là cổ tay, khuỷu tay hay vùng vai để lựa chọn sản phẩm găng tay chống hóa chất cho phù hợp
- Kích thước của tay: Cần lựa chọn loại găng tay vừa vặn với kích thước của tay, không lựa chọn găng tay quá chật hoặc quá rộng
- Lựa chọn chất liệu phù hợp: Găng tay chống hóa chất thường được làm từ các chất liệu như: cao su nitrile, cao su neoprene, cao su latex, PVC, viton, butyl,... cần lựa chọn loại chất liệu phù hợp với mục đích và yêu cầu của công việc.
- Lựa chọn găng tay có các tính năng cần thiết: Một số loại găng tay chống hóa chất có các tính năng như: chống trơn trượt, khả năng bám dính, khả năng chống cắt và chống nhiệt. Dựa vào yêu cầu cụ thể của công việc mà người dùng lựa chọn loại găng tay phù hợp.
4. Các mẫu găng tay cao su chống hóa chất tốt nhất hiện nay
Qua các phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về găng tay chống hóa chất là gì? Và một số loại găng tay chống hóa chất cũng như đưa ra các lưu ý khi lựa chọn găng tay chống hóa chất. Vậy có các mẫu găng tay cao su chống hóa chất nào tốt nhất hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây.
a. Găng tay chống hóa chất ANSELL Alphatec solvex 37-175
Găng tay chống hóa chất Alphatec solvex 37-175 là một trong những sản phẩm găng tay cao su chống hóa chất tốt nhất của hãng ANSELL. Găng tay được chế tạo từ loại vật liệu cao su nitrile - là một loại cao su tổng hợp an toàn với môi trường. Găng tay Alphatex solvex 37-175 giúp bảo vệ tay của người dùng khỏi các hóa chất nguy hiểm như dung môi, acid, kiềm, dầu mỡ,... Sản phẩm này có khả năng chống va đập và chống mài mòn tốt, có thể sử dụng được trong cả môi trường ẩm ướt và môi trường khô ráo. Sản phẩm được ứng dụng trong các ngành sản xuất ô tô, công nghiệp hóa chất, các ngành liên quan đến máy móc,...
==> Tham khảo chi tiết về sản phẩm găng tay chống hóa chất Ansell Alphatec solvex 37-175
tại đây.
Hình 2: Găng tay chống hóa chất ANSELL Alphatec solvex 37-175
b. Găng tay chống hóa chất ANSELL Alphatec 87-224
Găng tay chống hóa chất Alphatec 87-224 là một trong những dòng sản phẩm găng tay cao su chống hóa chất của hãng ANSELL. Sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cao su latex tự nhiên kết hợp với cao su tổng hợp không gây hại cho môi trường và thân thiện với da tay. Găng tay Allphatec 87-224 có khả năng chống hóa chất cực tốt với độ bền cao, dẻo dai, và khó bị hư hỏng hoặc bị rách. Ngoài ra, găng tay còn có độ bám dính cao giúp tránh trơn trượt khi cầm nắm vật. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được thiết kế một lớp lót cotton bên trong giúp thấm hút mồ hôi tay và tạo cảm giác thoải mái khi làm việc. Sản phẩm được ứng dụng trong ngành sản xuất ô tô, sản xuất máy móc và thiết bị, ngành hóa chất, bảo trì cơ sở hạ tầng,...
==> Tham khảo thêm về dòng sản phẩm găng tay chống hóa chất Ansell Alphatec 87-224
tại đây.
Hình 3: Găng tay chống hóa chất ANSELL Alphatec 87-224
c. Găng tay chống hóa chất dùng một lần ANSELL Microflex 93-260
Găng tay chống hóa chất Microflex 93-260 được thiết kế với 3 lớp có khả năng chống các loại hóa chất mạnh. Lớp bên ngoài được phủ bằng 100% vật liệu cao su nitrile với khả năng chống mài mòn tốt, có khả năng chống lại một số dung môi hữu cơ. Lớp ở giữa được làm từ vật liệu neoprene mềm, có khả năng chống lại acid và kiềm. Lớp trong cùng mang lại cảm giác khô thoàng khi làm việc. Sản phẩm được ứng dụng trong ngành sản xuất ô tô, không gian vũ trụ, ngành liên quan đến hóa chất, nông nghiệp,...
==> Tham khảo thêm chi tiết về sản phẩm găng tay chống hóa chất Microflex 93-260
tại đây
Hình 4: Găng tay chống hóa chất dùng một lần ANSELL Microflex 93-260
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về găng tay chống hóa chất là gì? Và một số loại găng tay chống hóa chất cũng như giới thiệu tới các bạn các sản phẩm găng tay cao su chống hóa chất tốt nhất hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn.