Aptomat chống giật là gì? Cách lắp aptomat chống giật

Aptomat chống giật là thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạch điện được sử dụng phổ biến trong mạng điện gia đình hay các hệ thống điện công nghiệp lớn với chức năng chống quá tải, bảo vệ an toàn cho con người cũng như các thiết bị trước các rủi ro về điện gây ra. Vậy aptomat chống giật là gì? Chúng có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào và cách lắp aptomat chống giật và kiểm tra aptomat chống giật như thế nào? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật hay còn gọi là cầu dao chống giật hay CB chống giật,... là thiết bị đóng cắt được sử dụng rất phổ biến trong hầu hết các hệ thống điện dân dụng cũng như công nghiệp. Chúng có chức năng kiểm soát, tránh quá tải dòng điện, ngắn mạch từ đó giúp đóng ngắt mạch điện hợp lý, giúp đảm bảo an toàn cho con người cũng như các thiết bị điện. Aptomat chống giật có 3 loại chính thường được sử dụng là RCBO (có chức năng chống quá tải và dòng rò), RCCB (chỉ có chức năng chống giật, không có chức năng chống quá tải) và ELCB (có chức năng bảo vệ quá tải và chống dòng rò chạm đất).
Aptomat chống giật là gì?
Hình 1: Aptomat chống giật là gì?
 
Để hiểu thêm về aptomat chống giật là gì? Hãy cùng tham khảo ngay thông số kỹ thuật cũng như hình ảnh của sản phẩm Aptomat chống giật, quá tải (RCBO) SCHNEIDER A9D31625 1P+N 25A 30mA tại đây

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật

a. Cấu tạo của aptomat chống giật

Aptomat chống giật có nhiều loại khác nhau nhưng chúng đều có chung đặc điểm về cấu tạo. Nhìn chung, cấu tạo của aptomat chống giật bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Hệ thống tiếp điểm của aptomat chống giật bao gồm các tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và tiếp điểm dập hồ quang
- Buồng dập hồ quang: Có 2 kiểu buồng dập hồ quang là kiểu nửa kín và kiểu hở
- Cơ cấu truyền động đóng cắt aptomat
- Các bộ phận khác như: rơ le nhiệt, đèn chỉ báo bật tắt, đèn chỉ báo sự cố,...
Cấu tạo aptomat chống giật
Hình 2: Cấu tạo aptomat chống giật

b. Nguyên lý hoạt động aptomat chống giật

Aptomat chống giật hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh cường độ dòng điện đi qua hai dây nóng và lạnh (N,L) thông qua cuộn cảm từ, ngoài việc thông qua cuộn cảm từ, một số loại aptomat chống giật khác còn được sử dụng cả mạch điện tử để so sánh dòng rò xuống đất. Với aptomat chống giật, dòng rò thường được thiết kế từ 15-500mA.
==> Tham khảo thêm bài viết: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat chống giật tại đây

3. Cách lắp đặt aptomat chống giật

Qua hai phần trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về aptomat chống giật là gì, cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật. Vậy cách lắp aptomat chống giật như thế nào? Hãy cùng Bảo An tìm hiểu cách lắp aptomat chống giật trong phần dưới đây. 
Cách lắp aptomat chống giật bao gồm bốn bước chính như sau:
- Bước 1: Ngắt nguồn điện. Đầu tiên, người dùng cần ngắt nguồn điện cấp cho vị trí chuẩn bị lắp đặt aptomat chống giật để đàm bảo an toàn cho bản thân à chống cháy nổ.
- Bước 2: Đánh dấu vị trí lắp đặt cho aptomat, lắp đặt aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện. Trước khi bắt vít cố định người dùng cần đặt aptomat lên vị trí lắp đặt sao cho đẹp, đảm bảo khoảng trống trên dưới aptomat để đấu nối dây điện. Sau khi đã xác định được vị trí phù hợp, tiến hành vạch dấu để khoan taro hoặc bắt vít. Lưu ý bắt vít thật chắc chắn tránh bị lỏng lẻo gây mất an toàn trong khi sử dụng. Và phải đặt đầu line ở phía trên, đầu load đặt phía dưới.
- Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật. Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn điện đầu vào sẽ cấp vào 2 đầu cực đầu vào của aptomat, đầu ra kết nối với phụ tải. Không nên gắn ngược lại bởi nó sẽ gây chập cháy và mất chức năng bảo vệ của thiết bị. Dây nóng phải được đấu vào cọc L, dây nguội cắm vào cọc N. Lưu ý, nếu sử dụng aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải như RCCB thì khi lặp đặt aptomat cần lắp nối tiếp với MCB hoặc MCCB nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống khi bị xảy ra quá tải, ngắn mạch. 
- Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật, người dùng cần kiểm tra lại độ chắc chắn của thiết bị, dây điện tại các điểm đấu nối và kiểm tra chức năng chống rò của aptomat có hoạt động hay không.
Cách lắp aptomat chống giật
Hình 3: Cách lắp aptomat chống giật

4. Cách kiểm tra aptomat chống giật

Trong quá trình sử dụng, người dùng nên kiểm tra chức năng bảo vệ của aptomat chống giật ít nhất mỗi tháng một lần bằng cách nhấn nút test trên aptomat. Thao tác như vậy sẽ giúp cho bạn phát hiện được những trường hợp hỏng hóc hay phải thay mới hoặc sửa lại để tránh các sự cố đáng tiếc xảy ra như điện giật, cháy nổ,... Có rất nhiều trường hợp do lắp đặt lâu và sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao làm cho aptomat chống giật không còn khả năng đóng ngắt mạch điện khi quá tải. Kể cả khi mạch điện tử vẫn đang hoạt động bình thường, người dùng nên kiểm tra ít nhất 1 lần trong tháng để xác định được các sự cố khi có vấn đề xảy ra để có biện pháp khắc phục.
Có các cách như sau để kiểm tra aptomat chống giật:
- Cách 1: Nhấn nút test trên aptomat chống giật nếu aptomat chống giật. Nếu aptomat ngắt nguồn điện ngay sau khi nhấn nút test thì aptomat đó vẫn đảm bảo chất lượng để tiếp tục sử dụng. Ngược lại thì cần thay mới aptomat.
- Cách 2: Nếu như người dùng không yên tâm thao tác như ở cách 1 thì dây mát của tải không đấu qua aptomat, dây nóng đấu qua aptomat. Nên sử dụng thêm 1 công tắc bật tắt cho tải để đảm bảo an toàn trong quá trình test. Khi đóng aptomat và bật công tắc điện cho tải, nếu aptomat chống giật ngắt nguồn điện thì aptomat đó vẫn sử dụng bình thường.
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp bạn hiểu được về aptomat chống giật là gì? Cấu tạo cũng như hoạt động của aptomat chống giật cũng như hướng dẫn các bạn cách lắp aptomat chống giật và kiểm tra aptomat chống giật. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 
 95      29/05/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 3 -  Đã truy cập: 121.420.378
share