Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của aptomat chống giật

Aptomat chống giật là loại aptomat được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình hoặc trong các công trình lớn để bảo vệ cho con người cũng như các thiết bị trước các rủi ro về điện có thể xảy ra. Vậy aptomat chống giật là gì? Cấu tạo aptomat chống giật như thế nào? Chúng hoạt động thế nào và có ứng dụng gì trong cuộc sống. Hãy cùng Bảo An tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Aptomat chống giật là gì?

Aptomat chống giật có tên gọi khác là CB chống giật, Át chống giật, Át tô mát chống dòng rò, cầu dao chống giật,... là một thiết bị điện được sử dụng rộng rãi trong dân dụng cũng như công nghiệp. Aptomat chống giật có khả năng kiểm soát, rà soát những dòng điện quá tải hoặc ngắn mạch hoặc rò rỉ điện qua đó giúp đóng ngắt dòng điện hợp lý để đảm bảo an toàn cho mạng điện cũng như các thiết bị điện. 

Aptomat chống giật là gì?
Hình 1: Aptomat chống giật là gì?

2. Cấu tạo của aptomat chống giật

Aptomat chống giật có nhiều loại nhưng đều có chung đặc điểm cấu tạo, cấu tạo aptomat chống giật nói chung gồm các bộ phận chính như sau: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, bộ phận truyền động, móc bảo vệ.
- Tiếp điểm aptomat chống giật: Tiếp điểm được chia thành hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang). Khi mạch điện được đóng lại, các tiếp điểm sẽ lần lượt đóng từ tiếp điểm hồ quang đến tiếp điểm phụ, sau đó đến tiếp điểm chính. Ngược lại, khi mạch điện bị ngắt, quá trình cơ chế hoạt động sẽ ngược lại.
- Buồng dập hồ quang: Để aptomat có thể dập tắt được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu nửa kín và kiểu hở.
+ Kiểu nửa kín: Buồng dập hồ quang được đặt trong vỏ kín của aptomat và có lỗ thoát khí, dòng cắt giới hạn không quá 50kA
+ Kiểu hở: Được dùng khi giới hạn dòng cắt lớn hơn 50kA hoặc điện áp lớn 1000V.
- Cơ cấu truyền động đóng cắt aptomat: Cơ cấu truyền động đóng cắt aptomat chống giật thường được điều khiển bằng tay hoặc bằng động cơ điện:
+ Truyền động cắt bằng tay được thực hiện với các aptomat có dòng điện định mức thấp hơn 600A.
+ Đối với điều khiển bằng cơ điện (điện từ) được dùng ở các aptomat có dòng điện lớn lên đến 1000A.
- Móc bảo vệ aptomat: Bộ phận này của aptomat sẽ tác động khi mạch điện có dấu hiệu quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp giúp aptomat tự động cắt điện, tránh những sự cố xảy ra. 

Ngoài ra, cấu tạo aptomat chống giật còn có thể có một số bộ phận khác như: rơ le nhiệt, đèn chỉ báo bật tắt, đèn chỉ báo sự cố,...
Cấu tạo aptomat chống giật
Hình 2: Cấu tạo aptomat chống giật

3. Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật

Aptomat chống giật có nguyên lý hoạt động khá đơn giản như sau:

- Đối với aptomat chống giật dùng cho dòng điện 1 pha: Thông thường, ta cho 2 dây mát và dây lửa qua một biến dòng có lõi sắt hình xuyến. Theo nguyên tắc dòng điện, dòng điện đi ra ở dây nóng và quay về bằng dây mát và ngược lại là ngược chiều nhau, có nghĩa là 2 từ trường biến thiên mà chúng sinh ra trong lõi sắt của biến dòng là ngược chiều nhau. Trường hợp 2 dòng điện này bằng nhau thì 2 từ trường sẽ biến thiên sẽ bị triệt tiêu khiến điện áp ra của cuộn thứ cấp bị biến dòng bằng 0. Nếu điện áp qua 2 dây bị rò, dòng điện trên 2 dây sẽ khác nhau từ đó 2 từ trường biến thiên sinh ra trong lõi sắt của biến dòng khác nhau làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây thứ cấp của biến dòng.

- Đối với aptomat chống giật dùng cho dòng điện 3 pha: Nguyên lý hoạt động tương tự như aptomat chống giật 1 pha với 3 dây pha đi qua tâm biến dòng. 
Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật
Hình 3: Nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật

4. Phân loại áp tô mát chống giật

- Qua các phần trên, Bảo An đã giúp các bạn hiểu được về aptomat chống giật là gì, cấu tạo của aptomat chống giật cũng như nguyên lý hoạt động của aptomat chống giật. Vậy aptomat chống giật có những loại nào? Hãy cùng tìm hiểu trong phần dưới đây. 

- Aptomat chống giật được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng có 3 loại chính thường được sử dụng là RCBO, RCCB và ELCB, cụ thể như sau: 

+ Aptomat chống giật RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent): Loại aptomat này có chức năng đóng ngắt khi quá tải và chống dòng rò. Do đó chúng giúp bảo vệ một cách an toàn nhất cho các thiết bị cũng như con người.

Aptomat chống giật RCBO

Hình 4: Aptomat chống giật RCBO

Bảo An hiện đang phân phối chính hãng các sản phẩm aptomat chống giật RCBO. Hãy cùng tham khảo hình ảnh và thông số kỹ thuật của sản phẩm Aptomat chống giật, quá tải (RCBO) SCHNEIDER A9D41625 1P+N 25A 300mA tại website baa.vn.

+ Áp tô mát chống giật RCCB (Residual Current Circuit Breaker): Loại aptomat này chỉ có chức năng chống giật, không có chức năng chống quá tải. Do đó, nếu muốn bảo vệ quá tải cần kết hợp thêm aptomat cài (MCB).

Aptomat chống giật RCCB

Hình 5: Aptomat chống giật RCCB

+ Aptomat chống giật dạng khối ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker): Cấu tạo aptomat chống giật ELCB có dạng khối, được sử dụng trong các hộ gia đình hoặc trong các văn phòng nhỏ, chúng có chức năng chống dòng rò chạm đất cũng như bảo vệ quá tải. 

Aptomat chống giật ELCB
Hình 6: Aptomat chống giật ELCB

5. Các thông số của áp tô mát chống giật

Khi lựa chọn aptomat chống giật, ta cần phải chú ý đến các thông số như sau để có thể lựa chọn được áp tô mát chống giật phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng:

- Công suất định mức: Là công suất tối đa mà át tô mát chống giật có thể chịu được khi hoạt động bình thường.
- Dòng điện định mức: Là dòng điện tối đa mà át tô mát chống giật có thể chịu được trong một thời gian dài.
- Điện áp định mức: Là điện áp tối đa ma át tô mát chống giật có thể chịu được
- Khả năng cắt ngắn mạch: Là khả năng cắt dòng điện ngắn mạch trong một khoảng thời gian ngắn, để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khỏi nguy cơ hỏng hóc.
- Khả năng chống quá tải: Là khả năng chịu được dòng điện vượt quá dòng định mức trong một khoảng thời gian ngắn
- Độ nhạy: Là khả năng phát hiện dòng điện bị rò
- Thời gian cắt: Là thời gian mà át tô mát chống giật phải cắt dòng điện khi có sự cố về điện. 
- Nhiệt độ môi trường làm việc: Là nhiệt độ tối đa mà át tô mát chống giật có thể hoạt động trong một môi trường xung quanh.
- Độ bền của aptomat chống giật: Là số lần đóng cắt cơ khí hoặc đóng cắt điện cho phép của aptomat.

6. Hướng dẫn lựa chọn át tô mát chống giật

Khi lựa chọn aptomat chống giật cần lưu ý một số vấn đề sau để có thể chọn được aptomat chống giật phù hợp với nhu cầu sử dụng:
- Chọn loại aptomat: Aptomat chống giật có chức năng bảo vệ quá tải (RCBO, ELCB) có thể dùng thay thế aptomat thường nhưng vì cấu tạo phức tạp hơn nên loại này thường có dòng cắt ngắn mạch thấp. Sử dụng RCBO, ELCB sau aptomat thường sẽ bảo vệ hệ thống điện tốt hơn. Đối với Aptomat chỉ có chức năng chống giật (RCCB) bắt buộc phải lắp sau aptomat thường.
- Chọn số pha/ số cực: Sai lầm thường thấy nhất là chọn aptomat chống giật 3 pha 3 cực lắp cho hệ thống tải 3 pha có dây trung tính dẫn tới át chống giật bị nhảy. Đối với tải 3 pha có dây trung tính, ta phải sử dụng át chống giật 3 pha 4 cực (3P+N). Át chống giật 3 pha 3 cực chỉ dùng được cho tải 3 pha 3 dây và không có dây trung tính như động cơ 3 pha.
- Chọn dòng định mức: Đối với RCBO, ELCB chọn dòng định mức căn cứ vào công suất sử dụng tương tự như chọn aptomat MCB. Đối với át chống giật không bảo vệ quá tải RCCB thì chọn dòng định mức bằng hoặc lớn hơn dòng định mức của MCB lắp cùng RCCB.
- Chọn dòng rò: Át chống giật thường có 3 loại theo dòng rò 15mA, 30mA, 100/200/500mA. Thông thường các hệ thống nhỏ, các khu vực dân dụng dùng át chống rò 30mA. Các khu vực sản xuất công suất lớn thường dùng át chống rò 100/200/500mA. 

7. Ứng dụng của áp tô mát chống giật

Aptomat chống giật có rất nhiều ứng dụng trong dân dụng cũng như trong công nghiệp. Một số ứng dụng phổ biến của aptomat chống giật phải kể đến như:

- Sử dụng trong hộ gia đình: Aptomat chống giật thường được sử dụng trong hệ thống điện của các căn nhà, căn hộ để bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện và người sử dụng. Nó có thể ngắt nguồn tự động khi phát hiện có dòng điện rò rỉ, giúp ngăn ngừa tai nạn điện đáng tiếc
- Sử dụng trong công nghiệp: Trong các hệ thống điện công nghiệp, cầu dao chống giật thường được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện quan trọng và đảm bảo an toàn cho nhân viên. Nó có thể ngắt nguồn tự động khi phát hiện các sự cố xảy ra, như quá tải, dòng điện rò rỉ, giúp ngăn ngừa cháy nổ và thiệt hại cho các thiết bị điện
- Ứng dụng trong xây dựng: CB chống giật cũng được sử dụng trong các công trình xây dựng để bảo vệ các thiết bị điện và người lao động. Nó có thể ngắt nguồn tự động khi phát hiện các sự cố xảy ra, như quá tải, dòng điện rò rỉ, giúp ngăn ngừa tai nạn điện đáng tiếc.

==> Tham khảo thêm bài viết "Aptomat là gì? Aptomat dùng để làm gì trong hệ thống điện" tại đây
Kết luận: Qua bài viết trên, Bảo An đã giúp các bạn hiểu được về khái niệm aptomat chống giật, cấu tạo aptomat chống giật và nguyên lý hoạt động của chúng cũng như một số loại aptomat chống giật phổ biến và ứng dụng trong thực tế. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho công việc của bạn. 
 723      29/03/2024

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 2 -  Đã truy cập: 128.195.115
share