Chi tiết cách lắp Aptomat chống giật đơn giản nhất

Aptomat chống giật là một thiết bị bảo vệ quan trọng được người sử dụng các hệ thống điện trong nhà. Cách lắp aptomat chống giật trải qua 4 bước cơ bản. Qua bài viết này, Bảo An Automation sẽ giúp Quý Bạn đọc hiểu hơn về aptmat chống giật và cách lắp aptomat chống giật đơn giản và hiệu quả nhất.

1. Định nghĩa aptomat chống giật

Aptomat chống giật hay còn gọi là Aptomat chống dòng rò, CB chống giật, cầu dao chống dòng rò. Sử dụng nhằm ngăn chặn những nguy cơ giật điện và bảo vệ người dùng, các thiết bị khỏi các nguy hiểm có thể xảy ra từ sự cắt đứt nguồn điện hoặc các sự cố điẹn khác liên quan. Bằng cách phát hiện sự chênh lệch dòng điện giữa 2 đường dây được đấu nối trực tiếp (Dương – Âm) trong mạch điện. Khi phát hiện một chênh lệch đáng kể trong dòng điện, aptomat chống giật sẽ ngắt nguồn điện tức thì tránh cho dòng điện tiếp tục được đi qua người hoặc các thiết bị khác
Tương tự như Aptomat thường, Aptomat chống giật có các loại sau:
- Cầu dao dòng dư RCCB (Residual Current Circuit Breaker).
- Aptomat tép chống giật có bảo vệ quá tải RCBO (Residual Circuit Breaker with Overcurrent protection).
- Aptomat dạng Block có bảo vệ quá tải ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker). Aptomat chống giật có chức năng ngắt điện khi có sự cố rò điện xuống đất hoặc có người bị giật. Ngoài ra cầu dao ELCB cũng có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như Aptomat thông thường. Trong khi RCCB chỉ có chức năng chống dòng rò, cần kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải: RCCB + MCB = RCBO.
Aptomat chống giật
Hình 1: Aptomat chống giật
 
Hiện nay, Bảo An là nhà cung cấp rất nhiều loại aptomat chống giật của các hãng lớn như: Schneider, LS, Mitsubishi,... Trong đó, dòng aptomat chống giật RCCB Schneider đang có ưu đãi đặc biệt trên Baa.vn. Ví dụ:  Aptomat chống giật (RCCB) SCHNEIDER EZ9R36240 2P 40A 30mA

2. Lý do nên sử dụng aptomat chống giật

Chức năng tự động ngắt dòng điện khi xảy ra sự cố rò rỉ điện là một cơ chế hoạt động của Aptomat nhằm đảm bảo an toàn cho con người, các thiết bị và toàn bộ hệ thống trong lưới điện. Một ưu điểm nổi bật của loại aptomat chống giật là có khả năng bảo vệ được người sử dụng khi bị dính vào lưới điện hay thiết bị điện bị rò dòng. Ngoài chức năng ngắt điện khi có sự cố, Aptomat chống giật còn có chức năng bảo vệ quá tải tránh những sự cố trong đường điện

3. Cấu tạo của aptomat chống giật

Cấu tạo của aptomat chống giật
Hình 2: Cấu tạo của aptomat chống giật
Aptomat chống giật được sử dụng cho mạng điện một pha. Thông thường, ta đưa dây mát và dây lửa qua một biến dòng có lõi sắt. Biến dòng này có lõi xuyến với một cuộn dây sơ cấp và một vài chục vòng dây thứ cấp.
Theo nguyên tắc dòng điện, dòng điện sẽ đi ra từ dây lửa và trở về qua dây mát, và ngược lại, đi ra từ dây mát sẽ trở về qua dây lửa, ngược chiều với nhau. Đồng thời, từ trường tạo ra trong lõi sắt của biến dòng cũng sẽ có chiều ngược nhau. Nếu hai dòng điện này có cùng giá trị, hai từ trường tạo ra sẽ triệt tiêu lẫn nhau, làm cho điện áp ra của cuộn dây thứ cấp của biến dòng bằng 0.
Tuy nhiên, nếu có rò điện trên hai dây, tức là hai dòng điện trên hai dây không bằng nhau, hai từ trường tạo ra trong lõi sắt sẽ khác nhau và dẫn đến xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây thứ cấp của biến dòng. Khi đó, dòng điện sẽ được cảm biến và đưa đến một vi mạch IC để kiểm tra xem nó có lớn hơn dòng rò an toàn hay không. Nếu lớn hơn, IC sẽ cấp điện cho Triac để ngắt mạch.
Để phát hiện dòng rò lớn lên đến vài trăm mA, không nhất thiết phải sử dụng IC mà có thể sử dụng lực điện từ tạo ra khi có dòng điện chạy trong cuộn dây để kích hoạt aptomat chống giật và ngắt mạch.

4. Các kí hiệu trên aptomat chống giật

In (Dòng định mức): Là dòng điện đóng cắt của aptomat, cũng là dòng bảo vệ quá tải đối với át tô mát chống giật loại RCBO hoặc ELCB. I∆n (Dòng rò): Aptomat chống giật thường sẽ được chế tạo dòng rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng có thể điều chỉnh lên đến các mức như 100mA/ 200mA/ 300mA/ 500mA (có lẫy gạt để có thể chọn được mức dòng rò tương ứng). Khi dòng điện rò bị vượt quá dòng quy định, lúc này aptomat chống giật sẽ tự động ngắt.
Ue: Điện áp làm việc định mức của aptomat chống giật.
Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng được của dòng lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian của thiết bị.
Ics: Khả năng cắt dòng điện thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này thường phụ thuộc vào các nhà sản xuất trang bị cho mỗi aptomat chống giật khác nhau.
AT: Dòng điện tác động.
AF: Dòng điện khung.
Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng ngắt bằng tay cho phép/số lần đóng cắt điện cho phép của thiết bị.

5. Cách đấu aptomat chống giật

Cách lắp aptomat chống giật gồm các bước sau: - Bước 1: Ngắt nguồn điện và hệ thống điện để đảm bảo an toàn.
- Bước 2: Cố định Aptomat chống giật vào tủ hoặc bảng điện, có nắp đậy. Khi vặn vít bạn nên vặn thật chắc và cẩn thận để không bị lỏng trong quá trình sử dụng thiết bị điện. Đặt đầu dây nguồn ở trên cùng, đầu tải ở dưới cùng.
- Bước 3: Đấu nối dây điện cho Aptomat chống giật:
Khi nối dây vào Aptomat chống giật, nguồn AC được mắc vào các đầu đường dây, đầu ra nối với phụ tải trên các cọc phụ tải.
Không được gắn lại vì dễ gây chập cháy điện và nguy hiểm cho người sử dụng. Phải nối dây nóng vào cọc L, dây nguội vào cọc N.
Lưu ý, các Aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải phải được lắp nối tiếp sau MCB và MCCB để đảm bảo an toàn cho hệ thống khi xảy ra quá tải, quá áp.
- Bước 4: Hoàn tất cài đặt:
Sau khi lắp đặt Aptomat chống giật bạn không nên chủ quan mà nên kiểm tra lại hệ thống điện xem Aptomat chống giật còn hoạt động hay không để điều chỉnh kịp thời.
Cáp tiếp đất nếu có được nối vào vỏ của tải sau đó nối đất. Không có vấn đề gì khi không có dây nối đất nối từ vỏ xuống đất, Aptomat vẫn hoạt động bình thường.

6. Một số lưu ý khi lắp đặt và sử dụng aptomat chống giật

- Phải test trước khi sử dụng. Test ít nhất 1 lần/tháng để kiểm tra máy còn hoạt động tốt không. - Đối với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, bình nóng lạnh, máy giặt, máy bơm chìm… nên lắp cầu dao loại có độ nhạy cao hoặc bên ngoài nhà tắm.
- Vào những ngày nồm ẩm, không khí có độ ẩm cao sẽ xảy ra hiện tượng đọng nước trong thiết bị, dòng điện theo đó bị rò rỉ và rơ le sẽ tự động ngắt điện hoàn toàn. Chỉ khi nào không khí khô ráo trở lại thì mới cấp điện trở lại, nếu không ta phải tháo rơ le ra.
- Với bình nóng lạnh: Thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị lão hóa sớm, hư hỏng, rơi vỡ gây rò điện.
- Chọn mua thiết bị có thương hiệu nổi tiếng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua hàng chính hãng tại các cửa hàng/đại lý/nhà phân phối uy tín để có được sản phẩm điện máy chính hãng.
Kết luận: Bài viết trên đã giúp Quý Bạn đọc hiểu rõ hơn về aptomat chống giật và cách lắp aptomat chống giật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách lắp aptomat chống giật cũng như tìm mua các loại aptomat chống giật hãy liên hệ ngay với Bảo An để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
 2501      24/07/2023

  Bảo An Automation

CÔNG TY CP DỊCH VỤ KỸ THUẬT BẢO AN
Văn phòng và Tổng kho Hải Phòng: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hà Nội: Số 3/38, Chu Huy Mân, Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng và Tổng kho Hồ Chí Minh: Số 204, Nơ Trang Long, phường 12, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhà máy: Khu dự án Vân Tra B, An Đồng, An Dương, Hải Phòng, Việt Nam
Hotline Miền Bắc: 0936 985 256
Hotline Miền Nam: 0936 862 799
Giấy CNĐKDN: 0200682529 - Ngày cấp lần đầu: 31/07/2006 bởi Sở KH & ĐT TP HẢI PHÒNG
Địa chỉ viết hóa đơn: Số 3A, phố Lý Tự Trọng, P. Minh Khai, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, Việt Nam
Điện thoại: 02253 79 78 79
 Thiết kế bởi Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật Bảo An
 Email: baoan@baoanjsc.com.vn -  Vừa truy cập: 26 -  Đã truy cập: 128.199.049
share