Aptomat là một trong những thiết bị điện đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi gia đình hiện nay. Trong quá trình sử dụng, không hiếm gặp những trường hợp
aptomat bị nhảy liên tục, việc này sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện trong mỗi gia đình. Vậy nguyên nhân tại sao aptomat bị nhảy liên tục? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng aptomat bị nhảy liên tục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của
Bảo An.
1. Aptomat là gì?
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu được aptomat là gì? Aptomat hay còn có tên gọi khác là cầu dao tự động, tên trong tiếng Anh là "Circuit Breaker" (thường được viết tắt là CB) hay thường được gọi tắt là "át". Đây là một thiết bị có vai trò rất quan trọng trong hệ thống điện với chức năng là bảo vệ mạch điện, ngăn chặn các trường hợp quá tải, ngắn mạch, sụt áp, truyền công suất ngược, ngăn chặn nguy cơ giật điện và rò rỉ điện.
Aptomat là thiết bị không chỉ đảm bảo an toàn cho hệ thống điện mà chúng còn giúp tránh được những sự cố không đáng có. Aptomat hoạt động theo nguyên tắc nhiệt, có nghĩa là khi mạch điện xảy ra quá tải thì aptomat sẽ tự động ngắt mạch và sẽ ngăn chặn được các tác động tiêu cực ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện.
Aptomat là gì?
2. Cấu tạo của aptomat
Cấu tạo của aptomat về cơ bản bao gồm các bộ phận như sau: hệ thống tiếp điểm, buồng dập hồ quang, hệ thống truyền động cắt và móc bảo vệ aptomat. Cụ thể như sau:
- Hệ thống tiếp điểm của aptomat: Aptomat thường có 3 loại tiếp điểm bao gồm: tiếp điểm chính được dùng để dẫn điện, tiếp điểm hồ quang và tiếp điểm phụ được dùng để tránh hồ quang cháy lan sang tiếp điểm chính. Khi aptomat đóng mạch điện thì lúc này lần lượt là tiếp điểm hồ quang sẽ đóng trước rồi đến tiếp điểm phụ và tiếp điểm chính đóng cuối cùng. Ngược lại, khi aptomat cắt mạch thì tiếp điểm chính sẽ mở ra trước sau đó đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.
- Buồng dập hồ quang: Buồng dập hồ quang trong aptomat thông thường được phân thành nhiều đoạn ngắn, có những tấm thép xếp thành lưỡi ngăn để thuận lợi hơn cho việc dập hồ quang. Buồng dập hồ quang của aptomat có 2 kiểu đó là kiểu nửa kín và nửa hở được sử dụng để aptomat dập hồ quang trong các chế độ làm việc của hệ thống điện.
- Cơ cấu truyền động cắt aptomat: Cơ cấu truyền động cắt aptomat thường điện điều khiển bằng tay hoặc bằng cơ điện (điện tử hay động cơ điện). Cụ thể, với truyền động cắt bằng tay thì được thực hiện với các aptomat có dòng điện định mức dưới 600A và được sử dụng thêm một tay phụ theo nguyên lý đòn bẩy để tăng lực điều khiển tay. Còn đối với cơ cấu điều khiển bằng điện hoặc điện từ thì thường được sử dụng với aptomat có dòng điện lớn lên đến 1000A. Ngoài ra, cơ cấu truyền động cắt aptomat còn có thể điều khiển được bằng động cơ điện hoặc khí nén.
- Móc bảo vệ aptomat: Móc bảo vệ của aptomat sẽ tác động khi mạch điện bắt đầu có dấu hiệu quá dòng hay ngắn mạch và sụt áp, giúp cho aptomat tự động cắt điện, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra. Đối với móc bảo vệ dòng điện thì thường được làm từ hệ thống móc điện tử hoặc rơ le nhiệt và được đặt bên trong aptomat. Móc bảo vệ quá dòng được dùng ở aptomat có dòng điện định mức lên đến 600A, có chức năng bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Còn đối với móc bảo vệ sụt áp (hay móc bảo vệ điện áp thấp) thì thường được sử dụng theo kiểu điền từ, bao gồm cuộn dây được mắc song song với mạch điện chính, và cuộn dây này thường được quấn vài vòng với dây có tiết diện nhỏ có thể chịu được điện áp nguồn.
Cấu tạo của aptomat
3. Nguyên lý làm việc của aptomat
- Nguyên lý làm việc với các loại aptomat dòng điện cực đại: Khi aptomat được đóng mạch thì các móc sẽ khớp lại với nhau tại cùng một cụm tiếp điểm động và giúp cho aptomat ở trạng thái đóng tiếp điểm. Khi aptomat được bật ở trạng thái "ON" với dòng điện định mức thì nạm châm điện sẽ không tạo ra lực hút. Khi mạch điện xảy ra hiện tượng quá tải hay ngắn mạch thì lực hút điện từ ở nam châm điện sẽ tạo ra lực hút và làm các móc bảo vệ bung ra và làm lò xo được thả lỏng. Việc này sẽ dẫn đến việc các tiếp điểm của aptomat sẽ mở ra và khi đó mạch điện sẽ bị ngắt.
- Nguyên lý làm việc với các loại aptomat điện áp thấp: Khi aptomat chuyển sang chế độ "ON" với điện áp định mức thì khi đó nam châm điện sẽ mở ra lực hút. Tuy nhiên, khi điện áp bị sụt quá mức thì nam châm điện sẽ đẩy lò xo và các móc bảo vệ ra trạng thái tự do. Điều này sẽ dẫn đến việc các tiếp điểm của aptomat sẽ mở ra và làm mạch điện bị ngắt.
Nguyên lý làm việc của aptomat
4. Các loại aptomat thường gặp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại aptomat khác nhau với công dụng khác nhau được phân loại dựa trên nhiều các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là những cách phân loại aptomat phổ biến:
- Phân loại dựa trên cấu tạo: Dựa trên cấu tạo, có các loại aptomat như: aptomat cài (MCB - Miniature Circuit Breaker) hay còn gọi là aptomat tép và aptomat khối (MCCB - Moulded Case Circuit Breaker) có chức năng bảo vệ quá tải dòng điện và ngắn mạch.
==> Tham khảo hình ảnh cũng như thông số kỹ thuật của sản phẩm Áp tô mát cài cỡ nhỏ CHINT NXB-63 1P C32 6kA hiện được phân phối ở Bảo An tại đây.
==> Tìm hiểu thêm bài viết "MCB là gì? công dụng của MCB và các loại MCB" tại đây.
- Phân loại dựa trên số pha, số cực: Theo số pha hoặc số cực, có các loại aptomat như sau: Aptomat 1 pha (1 cực), aptomat 1 pha + trung tính (1P+N), aptomat 2 pha (2 cực), aptomat 3 pha (3 cực),...
- Phân loại dựa trên chức năng của aptomat: Dựa theo chức năng, có các loại aptomat như sau:
- Aptomat thông thường: MCB và MCCB có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
- Aptomat chống giật/ chống rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker - Aptomat chống rò dạng tép, có chức năng chống rò điện nhưng không có chức năng chống quá tải), RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection - Loại aptomat này có cả chức năng chống dòng rò và bảo vệ quá tải) và ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker - Loại aptomat này có cả chức năng chống dòng rò và bảo vệ chạm đất, có dạng khối).
- Dựa trên dòng cắt ngắn mạch: Có các loại aptomat sau:
- Aptomat dòng cắt thấp: Loại aptomat này thường được dùng trong dân dụng.
- Aptomat dòng cắt tiêu chuẩn: Thường áp dụng trong công nghiệp.
- Aptomat dòng cắt cao: Thường được áp dụng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
5. Nguyên nhân aptomat bị nhảy liên tục và cách khắc phục
5.1. Nguyên nhân aptomat bị nhảy liên tục
Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về aptomat là gì? Cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của aptomat và các loại aptomat phổ biến. Tiếp theo, hãy cùng Bảo An tìm hiểu các nguyên nhân aptomat bị nhảy liên tục.
Việc aptomat bị nhảy liên tục là do các nguyên nhân chính như sau:
- Đường điện bị quá tải: Khi sử dụng quá nhiều thiết bị cùng một lúc, khi này dòng điện sẽ tăng lên và làm cho aptomat bị quá tải dẫn đến hiện tượng aptomat bị nhảy liên tục.
- Đường điện tổng gặp sự cố: Nếu như đường điện tổng gặp sự cố như chập điện hay cháy, aptomat sẽ có thể không hoạt động được ổn định và có thể bị nhảy liên tục.
- Điện bị rò rỉ: Nếu như điện bị rò rỉ trong hệ thống điện thì aptomat sẽ tự động nhảy để ngắt toàn bộ hệ thống điện và đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Aptomat bị trục trặc trong quá trình sử dụng: Do bộ phận tay cầm của aptomat được bật tắt nhiều lần trong quá trình sử dụng thì chúng có thể bị mòn và làm cho các tiếp điểm tiếp xúc kém chất lượng, dẫn đến hiện tượng aptomat bị nhảy liên tục.
- Sử dụng aptomat kém chất lượng: Nếu như lựa chọn các loại aptomat kém được chế tạo từ các vật liệu kém chất lượng hay lắp đặt không đúng cách cũng có thể gây ra hiện tượng aptomat bị nhảy liên tục.
5.2. Cách khắc phục aptomat bị nhảy liên tục
Để khắc phục hiện tượng aptomat bị nhảy liên tục thì các bạn có thể tham khảo cách khắc phục hiện tượng này như sau (Lưu ý: Nếu như không rành về điện, thì cần phải nhờ thợ sửa chữa điện chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn):
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ như tua vít, máy khoan cầm tay, một aptomat chống giật một aptomat mới và thiết bị đồng hồ đo điện.
- Bước 2: Thực hiện việc ngắt nguồn điện của thiết bị đang dùng và thử bật aptomat lên. Nếu như aptomat không nhảy thì có nghĩa là sản phẩm điện trong nhà gặp sự cố, còn nếu như aptomat vẫn nhảy thì bạn chuyển sang bước 3.
- Bước 3: Trong trường hợp thực hiện bước 2 mà aptomat vẫn nhảy thì bạn mở công tắc ra và tháo ổ cắm điện, khi các đầu âm và dương rời nhau thì sử dụng băng keo cách điện để dán các đầu lại. Sau đó, mở aptomat lên, nếu như aptomat nhảy liên tục thì có thể do sự cố đến từ đường dây điện âm tường.
- Bước 4: Thực hiện nối trực tiếp aptomat chống giật với nguồn điện đầu vào. Tiếp theo, lắp từng đường dây dẫn điện theo thứ tự vào đầu ra của aptomat chống giật. Nếu aptomat chống giật nhảy khi kết nối đường dây nào thì điều đó cho thấy đường dây đó có vấn đề hoặc bị hư hỏng.
- Bước 5: Tiến hành thay thế đường dây điện cũ bằng đường dây điện mới và lắp đặt lại.
Cách khắc phục aptomat bị nhảy liên tục
Kết luận: Trên đây là những thông tin về nguyên nhân aptomat bị nhảy liên tục và cách khắc phục hiện tượng này mà Bảo An đã đem đến cho các bạn. Hy vọng, những thông tin hữu ích này sẽ giúp ích cho công việc của các bạn.